Không ít người dù thu nhập không cao nhưng vẫn chọn mua nhà tại dự án alibaba an phước thay vì tham gia mua nhà ở xã hội với gói hỗ trợ tín dụng của Chính phủ. Nhà ở xã hội ban đầu được đánh giá là hấp dẫn đối với người có thu nhập thấp, thế nhưng loại hình nhà ở xã hội đang dần trở nên yếu thế khi nhiều dự án thương mại đã bắt đầu đưa ra những ưu đãi gần như ngang bằng với nhà ở xã hội. Ở TP Hồ Chí Minh, không ít người dù thu nhập không cao nhưng vẫn chọn mua nhà ở thương mại, thay vì tham gia mua nhà ở xã hội với gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng của Chính phủ.


Việc không được chuyển nhượng trong vòng 5 năm, không được tự chọn căn, tầng, hướng theo tuổi, cộng với tâm lý nhà ở xã hội là loại nhà chất lượng thấp lại càng khiến lợi thế của nhà ở xã hội đuối hơn so với nhà ở thương mại. Trong khi đó, khi mua một căn hộ thương mại là được hưởng ngay quyền chuyển đổi, còn mua nhà ở xã hội phải sau 5 năm mới được phép nhượng quyền. Chính vì vậy các dự án nhà ở thương mại vẫn bán khá chạy, còn nhà ở xã hội thì ì ạch chờ đợi người mua.

Mới đây, chị Nguyễn Thị Kiều ở phường Cát Lái, quận 2, TP Hồ Chí Minh đã quyết định mua đất nền giá rẻ chứ không chọn mua nhà ở xã hội. căn hộ mà chị mua thuộc loại căn hộ thương mại nhỏ, có diện tích 65m2 với giá khoảng 900 triệu đồng. Phân khúc này dù tương đương với quy chuẩn của nhà ở xã hội, nhưng chị Kiều vẫn chọn mua vì dịch vụ và hình thức mua bán nhanh chóng, tiện lợi hơn nhiều. Hơn nữa, phía chủ đầu tư cũng phối hợp với các ngân hàng hỗ trợ cho người mua vay với lãi suất 6% mỗi năm trong thời hạn 10 năm, gần giống với ưu đãi của đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội chưa thực sự thu hút còn do người dân luôn có tâm lý coi nhà ở xã hội đồng nghĩa với chất lượng kém, mau xuống cấp và điều đáng nói là giá nhà ở xã hội lại không hề rẻ hơn nhà ở thương mại. Ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại xây dựng Lê Thành cho rằng, chúng ta không nên chú ý vào số lượng nguồn cung quỹ nhà lớn với giá thấp, mà cần phải chú ý đến chất lượng công trình và đảm bảo dịch vụ về sau. Hiện nay dù nhà ở xã hội đã được cải tiến, nâng cao chất lượng, nhưng tâm lý người dân cần có thêm thời gian để thay đổi.

Khi thị trường BĐS còn ở thời kỳ hoàng kim, các chủ đầu tư chạy đua làm dự án trong khi năng lực tài chính hạn chế, còn khách hàng vì mong muốn có nhà, mong muốn kiếm lời khi giá BĐS đang tăng vùn vụt, mà đặt hết niềm tin vào chủ đầu tư, bất chấp rủi ro. Những “Hợp đồng góp vốn xây dựng nhà ở” với những công đoạn góp vốn giải phóng mặt bằng, góp vốn san lấp mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, góp vốn xây nhà... với mục đích cuối cùng là nhận căn hộ cũng được chạy đua để được ký kết, chạy đua để được nộp tiền cho chủ đầu tư. Có chủ đầu tư chưa đủ điều kiện nhận góp vốn đã “lách luật” huy động là trái phép.

Hậu quả pháp lý phát sinh từ những hợp đồng huy động vốn được ký kết sơ sài thường rất bất lợi cho người mua nếu đưa ra giải quyết trước pháp luật. Tình trạng tranh chấp, kiện cáo quá nhiều như hiện nay là hệ quả của tình trạng bong bóng BĐS mà nếu truy lỗi thì cả hai phía cùng phải chịu trách nhiệm. Đứng trước những khu đô thị vắng tanh, những ô cửa như những mắt ma trêu cợt với thời gian, những chung cư cao tầng mà mỗi đêm đèn chỉ sáng ở chưa đầy 30% căn hộ, chúng ta phải thừa nhận khách hàng của những dự án dở dang những năm trước hầu hết là các nhà đầu tư, đúng hơn là các nhà đầu cơ với mục đích ôm hàng đợi lợi nhuận.

Nhiều khách hàng bỏ ra từ 4 đến 5 tỷ đồng để mua nhà tại dự án nhà liền kề Khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội từ năm 2009. Thế nhưng, giờ đây người mua nhà chỉ nhận được những bãi đất hoang. Trong khi theo đúng cam kết trong hợp đồng với chủ đầu tư là Công ty Booyoung (Hàn Quốc), thì khách hàng phải có nhà để ở cách đây 3 năm. Hiện, thu tiền của khách hàng để rồi om tiền và chậm tiến độ. Ngay ở vị trí khá đắc địa của Thủ đô Hà Nội là dự án khu nhà ở kinh doanh phố Thượng Thụy, Phủ Thượng, Tây Hồ, sau 7 năm khởi công giờ cũng chỉ mới xong phần cọc móng. Hiện, chỉ là các cọc sắt thép gỉ, sét, bỏ hoang lâu ngày. Dự án đã quá thời điểm bàn giao nhà tới 5 năm, trong khi người mua nhà đã đóng tới 90% tiền.

Những vụ mới nhất, đang diễn ra gay gắt trong những ngày đầu tháng 8-2014 này chỉ là những ví dụ thêm vào danh sách gần 100 dự án bị người mua nhà khiếu kiện vì giao nhà chậm tiến độ, vì chất lượng hàng hóa họ nhận được không như cam kết. Dĩ nhiên tòa án là nơi họ sẽ phải gặp nhau để chịu sự phân xử của pháp luật mà sau đó, cũng là dĩ nhiên, người đã bỏ tiền đặt mua hàng hóa, người cầm con dao sắc đằng lưỡi sẽ là người thiệt thòi hơn cả. Vấn đề cần phải làm rõ đến thời điểm này, không phải là kể tội các chủ đầu tư mà phải nhìn rõ nguyên nhân để có những giải pháp, không chỉ đảm bảo quyền lợi của những khách hàng đã bỏ một đống tiền vào dự án mà còn để giải phóng hàng trăm nghìn tỷ đồng vốn xã hội đang kẹt cứng trong những dự án này.