Hiện tượng ngứa mũi dị ứng là dấu hiệu của bệnh gì là câu hỏi của rất nhiều người? Vậy ngứa mũi dị ứng là dấu hiệu của bệnh gì? Một biểu hiện tưởng chừng không có gì đáng nghiêm trọng nhưng thực tế thì sao? Ngứa mũi dị ứng có thể do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ví dụ như ở những trường hợp có cơ địa dị ứng, một số yếu tố gây nên như phấn hoa, bụi, nấm mốc ngoài trời, lông chó mèo,...Bên cạnh đó ở một số thức ăn cũng gây nên ngứa mũi dị ứng. Đồng thời ngưa mũi dị ứng cũng có thể do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng tại nơi làm việc (bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa…).

Biện pháp phòng tránh hiện tượng ngứa mũi dị ứng?

Để phòng tránh hiện tượng ngứa mũi dị ứng thì các bạn cần phải vệ sinh định kỳ các chăn, ga, gối, đệm,...để hạn chế sự tồn tại và sinh trưởng của một số ký sinh trùng. Nhà ở cần phải luôn thoáng mát, sạch sẽ để tránh nấm mốc có cơ hội phát triển. Khi ra đường hoặc quét dọn cần phải bịt khẩu trang để tránh bụi bẩn.

ngứa mũi dị ứng

Phòng ngứa mũi dị ứng như thế nào?

Cần bỏ hút thuốc lá, thuốc lào và không nên ăn các loại thực phẩm mà xác định hoặc nghi ngờ gây viêm mũi dị ứng cho bản thân mình (tôm, cua, ốc). Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh nhất là ở những người có cơ địa dị ứng thì cần giữ ấm cơ thể như: mặc đủ ấm, cổ nên được quàng khăn ấm.

Nếu tình trạng ngứa mũi dị ứng kéo dài thì các bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng để được điều trị sớm, tránh để bệnh thành mãn tính đưa đến viêm họng, phế quản dị ứng, hen suyễn. Không nên tự chẩn đoán bệnh cho mình và tự mua thuốc để điều trị. Nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ; bổ sung thực phẩm giàu vitamin C và tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.


Chế độ ăn cho người ngứa mũi dị ứng

Ngoài việc điều trị, dinh dưỡng đóng vai trò khá quan trọng. Chế độ ăn phù hợp không những giúp giảm triệu chứng của bệnh mà còn giúp việc điều trị có hiệu quả hơn.

Những người bị ngứa mũi dị ứng, viêm xoang mũi nên ăn một số thức ăn có tính ấm như gừng, tỏi, hành, rau mùi… Những món ăn bổ phế âm chẳng hạn như gạo nếp, củ từ, táo tàu, nhãn, đường đỏ, sữa chua…Trong lúc mắc bệnh, kiêng dùng thức ăn tanh, lạnh, béo ngấy đồ biển, thịt mỡ, uống nước lạnh.
Tìm hiểu thêm: nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

ngứa mũi dị ứng

Chế độ ăn cho người ngứa mũi dị ứng như thế nào là tốt?

Một số món canh cũng phù hợp với các trường hợp ngứa mũi dị ứng đó là canh táo đỏ: Táo đỏ 10 quả đem nấu nước uống, mỗi ngày 3 lần, có tác dụng bổ dưỡng phế âm, thông mũi. Canh gừng: Gừng sấy khô 10g, cam thảo nước 20g. Sắc lấy nước uống, sáng một nửa tối một nửa có tác dụng trợ dương và tăng cường khả năng miễn dịch. Canh mướp nấu thịt dùng lúc nóng cũng rất tốt khi bị ngứa mũi dị ứng

Bên cạnh việc phòng ngừa bệnh ngứa mũi dị ứng, các bạn nên lựa chọn những phương pháp chữa trị phù hợp và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ không nên tự ý mua thuốc về chữa trị. Việc tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn tới những biến chứng nặng hơn hoặc không hợp với thuốc sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới tình trạng sức khỏe.

Hiện tượng ngứa mũi dị ứng tuy không nguy hiểm tới sức khỏe nhưng các bạn cũng không nên chủ quan. Nên tích cực phòng tránh đồng thời khi gặp phải các triệu chứng của ngứa mũi dị ứng thì nên tích cực điều trị bệnh, loại trừ các nhân tố ảnh hưởng xấu tới bệnh. Chúc các bạn luôn khỏe!
Nguồn: http://chuaxoangmui.com/ngua-mui-di-ung