Phụ nữ bị mắc bệnh chàm khi mang thai gặp phải rất nhiều phiền toái. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý khi bị bệnh chàm trong thời gian mang thai qua bài viết này.



Bị chàm khi mang thai

Nguyên nhân mắc bệnh chàm khi mang thai
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác được nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên một số bác sỹ chuyên khoa da liễu cho rằng nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở phụ nữ mang thai có liên hệ mật thiết với sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể. Một số yếu tố cụ thể được cho là nguyên nhân gây ra bệnh chàm ở phụ nữ mang thai như:

- Yếu tố di truyền: Bệnh chàm thường được phát hiện trong những gia đình có tiền sử mắc các bệnh dị ứng hoặc hen suyễn. Ngoài ra, các khiếm khuyết ở lớp màng chắn trên niêm mạc da cũng có thể làm mất đi độ ẩm cần thiết, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

- Sinh hoạt: Việc chị em tiếp xúc với các vật liệu thô ráp cũng có thể khiến da bị ngứa ngáy, hay tiếp xúc trực tiếp với chất tẩy rửa, xà phòng, bột giặt… cung có thể là nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai bị mắc bệnh chàm.

- Thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ mang thai: Cảm giác quá nóng hoặc quá lạnh, cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp… khiễn cho sức đề kháng của cơ thể giảm sút, qua đó dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.

- Yếu tố tâm lý: Tâm lý căng thẳng, stress thường xuyên cũng khiến cho bệnh chàm ở phụ nữ mang thai trở nên nghiêm trọng hơn.

Triệu chứng của bệnh chàm ở phụ nữ mang thai
  • Bệnh chàm là một loại bệnh ngoài da, vì thế các biểu hiện của bệnh thường khá rõ ràng và dễ nhận biết. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh:
  • Biểu hiện đầu tiên của bệnh chàm ở phụ nữ mang thai là gây ra sự ngứa ngáy kèm theo mụn xuất hiện. Các vết mụn nhọt này thường mọc ở mặt, cổ tay, bàn tay, bàn chân hoặc sau đầu gối, nếu bệnh nặng hơn, nó có thể lan ra toàn thân.
  • Vùng da bị chàm thường dày cộm lên, hoặc nổi vảy. Với những phụ nữ có da sáng màu, khu vực tổn thương ban đầu sẽ có màu đỏ, sau đó chuyển sang màu nâu. Ở những phụ nữ có da tối màu hơn thì bệnh chàm có thể ảnh hưởng tới sắc tố da khiễn khu vực bị bệnh có màu sáng hoặc tối hơn.

Cách ngăn ngừa bệnh chàm ở phụ nữ mang thai
Bệnh chàm là một loại bệnh da liễu khó điều trị dứt điểm, dễ bị tái phát nhất là đối với phụ nữ mang thai, vì vậy phụ nữ khi mang thai cần có những biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh chàm hợp lý.





Cần hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc điều trị chàm

Chị em có thể sử dụng một lượng vừa phải những loại kem bôi hydrocortisone liều nhẹ hoặc thuốc mỡ để ngăn ngừa bệnh chàm phát triển nặng hơn trong thời gian này. Tuy nhiên, chị em cần chú ý hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, tránh gây ra các tác dụng phụ.

Cách phòng tránh
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh như bọt giặt, nước rửa bát, bọt tắm… và một số chất có thể gây ngứa cho da như mỹ phẩm, nước hoa, len, lông động vật, cây cối, nữ trang…
  • Dưỡng ẩm thường xuyên để giữ độ ẩm bên trong da, tránh da bị khô nẻ.
  • Không tắm và ngâm mình quá lâu trong bồn tắm, nhất là trong nước nóng.
  • Hạn chế để cơ thể quá nóng hoặc ra mồ hôi nhiều.
  • Giữ cơ thể luôn thoáng mát bằng việc mặc đồ rộng rãi, thoải mái, chất liệu cotton và tuyệt đối tránh các chất liệu vải tổng hợp, len dạ hay bất kỳ loại vải thô ráp khác. Trong trường hợp trời lạnh, thì hãy mặc nhiều lớp quần áo mỏng, để có thể dễ dàng cởi bỏ nếu cảm thấy nóng.

Phụ nữ bị chàm khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bệnh chàm là bệnh dị ứng mạn tính. Bản thân bệnh chàm không gây ảnh hưởng trên thai kỳ như sẩy thai, sinh non hoặc dị tật thai nhi. Tuy nhiên vì đây là bệnh có thể di truyền, mẹ bệnh và con có thể mắc bệnh như mẹ, ở một lứa tuổi nào đó sẽ thể hiện. Những thuốc điều trị bệnh chàm chủ yếu là thuốc chống dị ứng, kháng viêm, kháng sinh. Khi mang thai mà bị mắc bệnh chàm bạn nên thông báo bác sỹ chuyên khoa da liễu đang điều trị cho bạn về tình trạng thai kỳ để bác sỹ biết mà dùng thuốc hợp lý.

Với những chuyên gia đầu ngành có trình độ chuyên môn cao Đông Dược Gia Truyền sẽ giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Vui lòng để lại thông tin cá nhân ở bảng đăng ký tư vấn phía dưới hoặc liên hệ số điện thoại: 0983.363.920 - 0985.686.999 để được tư vấn chi tiết về bệnh chàm ở phụ nữ mang thai và cách sử dụng thuốc điều trị hiệu quả, an toàn.