Khớp cắn ngược là gì hay còn gọi là hàm móm khiến bạn có khớp cắn sai lệch và mất thẩm mỹ. Biểu hiện của khớp cắn ngược là hàm dưới phát triển quá mức nên đưa ra phía trước khiến hàm trên thụt vào, mất can xứng gương mặt. Nguyên nhân gây khớp cắn ngược là do răng, do hàm và do cả hàm cả răng. Nếu do răng thì áp dụng niềng răng, do hàm thì phẫu thuật hàm, do cả hàm cả răng thì áp dụng kết hợp phẫu thuật hàm với niềng răng.


1. Biểu hiện và nguyên nhân gây khớp cắn ngược?

Khớp cắn ngược có biểu hiện là hàm răng dưới đưa ra phía trước khi ngậm miệng lại thì răng hàm dưới phủ ra ngoài răng hàm trên trái ngược với bình thường.

Khớp cắn ngược thường có 3 dạng phổ biến là: khớp cắn ngược do răng, khớp cắn ngược do xương và khớp cắn ngược do cả xương hàm và răng.


✻✻✻ Nguyên nhân của khớp cắn ngược do răng thường là do:

– Răng cửa hàm trên mọc muộn hơn răng cửa hàm dưới

– Do trẻ có thói quen trượt hàm sang bên theo xu hướng không thuận lợi.

2. Cách điều trị khớp cắn ngược được thực hiện như thế nào?

✿ Điều trị khớp cắn ngược do răng

Có 2 niềng răng điều chỉnh khớp cắn ngược do răng: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài (niềng răng khay trong có thể tháo ra lắp vào). Thời gian niềng răng tùy thuộc vào tình trạng khớp cắn ngược phức tạp ra sao nhưng thường dao động trong khoảng từ 12-24 tháng.

Cách điều trị khớp cắn ngược được thực hiện như thế nào? 3

Hiệu quả niềng răng chữa khớp cắn ngược do răng tại Nha khoa Paris

Nếu như trước kia việc điều trị khớp cắn ngược chỉ có thể thực hiện với khí cụ mắc cài cố định thì nay bạn hoàn toàn có thể sử dụng khay niềng để điều chỉnh hàm răng dưới về vị trí hài hòa với hàm khớp trên.
•Xem thêm: Niềng răng không mắc cài bí mật niềng răng, dễ dàng tháo lắp

✿ Cách điều trị khớp cắn ngược do xương hàm

Nếu khớp cắn ngược do xương ở mức độ nặng, do xương hàm phát triển quá mạnh hoặc do dị tật khe hở vòm miệng thì cách duy nhất là phải phẫu thuật khớp cắn ngược. Nha sỹ sẽ thực hiện phẫu thuật chỉ một lần duy nhất có thể khắc phục được tình trạng khớp cắn ngược hay hàm móm.


3. Cách phòng tránh khớp cắn ngược ở trẻ em

Phòng tránh khớp cắn ngược phải được thực hiện ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ:

+ Chú ý đến thói quan hàng ngày của trẻ như tật thường xuyên trượt hàm, nghiến răng khi ngủ, gặm mút tay, đẩy lưỡi…

+ Đăng ký theo dõi lịch thay và mọc răng của trẻ tại phòng khám uy tín để bác sĩ có hướng khắc phục kịp thời.

+ Phòng tránh các bệnh lý răng miệng cho trẻ, đặc biệt là sâu răng bằng cách hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng hàng ngày, kiểm soát khẩu phần ăn của bé, hạn chế ăn đồ chứa nhiều chất đường.

Nếu đã phát hiện thấy bé có hiện tượng bị khớp cắn ngược, bạn hãy đưa bé đến nha khoa, khi này cách chữa khớp cắn ngược bằng cách đeo khí cụ điều chỉnh răng và xương hàm về chuẩn khớp cắn.


BỆNH VIỆN THẨM MỸ JW HÀN QUỐC

➤ Địa chỉ :44 - 46 - 48 - 50 Tôn Thất Tùng, P.Bến Thành, Q.1, TP.HCM
➤ Tel : (08) 6683 2222 – (08) 2237 4567
➤ Hotline: 09 6868 1111 – 09 6868 2222
➤ website : tapchiphunulamdep.wordpress.com
© Bản quyền thuộc về Bệnh viện thẩm mỹ JW hàn quốc
© Copyright by JW HOSPITAL