Mẩn ngứa là một chứng ngoài da thường gặp ở nhiều độ tuổi. Mẩn ngứa có thể do nhiều triệu chứng cơ năng từ các bệnh như dị ứng, bệnh nội tạng, bệnh thần kinh, rối loạn chuyển hóa, bệnh về máu… Mẩn ngứa gây cảm giác ngứa khó chịu cho người bệnh, khiến họ thực hiện các hành vi gãi làm trầy xước da, nhiễm trùng da. Dưới đây là những thông tin về bệnh nổi mẩn ngứa và cách đối phó với bệnh.
Nguyên nhân của bệnh mẩn ngứa
Bệnh nổi mẩn ngứa do nhiều yếu tố khác nhau tạo nên:

Yếu tố chủ quan:
  • Do bệnh viêm da tiếp xúc, da nhạy cảm với những đồ vật cá nhân như quần áo, bụi, khói…
  • Bệnh mề đay: Khi tiếp xúc với thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh, khiến cho da bị nổi các vệt mề đay gây ngứa. Mề đay cấp hoặc mãn tính quyết định ngứa ít hay nhiều ở bệnh nhân.
  • Bệnh nấm da: Các loại nấm da gây ngứa như nấm kẽ, nấm móng, nấm tóc, nấm thân… Đặc biệt các bệnh gây ngứa nhiều như hắc lào, lang ben.
  • Do bị dị ứng thuốc: Các loại thuốc khi có tác dụng phụ gây dị ứng thường khiến bệnh nhân bị mẩn ngứa.
  • Do nhiễm giun sán: Gây nổi mẩn và ngứa.
  • Bệnh gan, mật: Gây ứ mật, tắc mật khiến cho vàng da và ngứa.
  • Do ăn các món hải sản dễ gây dị ứng như: tôm, cá, ghẹ…
  • Do hít phải bụi bặm, phấn hoa, lông thú…
  • Tinh thần không tốt, bị căng thẳng, lo âu cũng khiến cơ thể bị nổi mẩn ngứa.

Yếu tố khách quan:
  • Các yếu tố nhiệt độ bên ngoài khiến cho da bị dị ứng và nổi mẩn ngứa.
  • Do các chất hóa học từ mỹ phẩm, kem dưỡng da, hoặc do quần áo khiến da bị nổi mẩn ngứa.

Các bạn có thể tham khảo thêm về Nguyên nhân mẩn ngứa ở háng để tránh không bị mắc phải.


Bệnh nổi mẩn ngứa là chứng ngoài da phổ biến

Triệu chứng của bệnh nổi mẩn ngứa
Bệnh nổi mẩn ngứa thường không gây nhiều nguy hiểm đến cho người bệnh, tuy nhiên nó lại khiến bệnh nhân không được thoải mái bởi những cơn ngứa ngoài da. Phản ứng bình thường của người bị mẩn ngứa là gãi, khiến cho da bị trầy xước và dễ dẫn đến nhiễm trùng da.

Vị trí phát bệnh của nổi mẩn ngứa thường ở mặt, mu bàn chân, mu bàn tay, khuỷu tay, bao tinh hoàn,… Triệu chứng ban đầu của bệnh nổi mẩn ngứa là những nốt đỏ, dần dần xuất hiện các mụn nước, mụn đỏ dày và gây ngứa. Nếu người bệnh gãi khiến da bị nhiễm trùng, vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện mủ, có khả năng có hạch cục bộ, viêm da…

Bệnh nếu không được điều trị đúng phương hướng, khả năng cao da của người bệnh sẽ bị hủy hoại, để lại sẹo, những vết loang… Hậu quả của bệnh nổi mẩn ngứa khiến cho bệnh nhân tự ti khi giao tiếp, giảm chất lượng cuộc sống người bệnh.



Không nên gãi nhiều khi bị bệnh nổi mẩn ngứa
Làm thế nào để đối phó với bệnh nổi mẩn ngứa?
Khi bị bệnh nổi mẩn ngứa, đừng nên quá lo lắng và hãy có những biện pháp khắc phục như sau:
  • Đảm bảo vệ sinh da thật sạch sẽ, tránh những kích thích bên ngoài.
  • Mặc đồ không nên quá chật, quá bó khiến da bị chà xát.
  • Tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản. Đối với phụ nữ đang cho con bú cũng cần tránh những loại đồ ăn trên hoặc những đồ ăn mà bé bị dị ứng.
  • Không ăn những đồ ăn quá cay nóng và chất kích thích.
  • Chế độ ăn điều hòa, không nên ăn quá no, bệnh nhân không nên ăn quá mặn để tránh tích lũy nhiều nước và natri.
  • Không cào, gãi các vết mẩn ngứa, không tắm với nước quá nóng.
  • Loại thuốc đặc trị bệnh mẩn ngứa là các loại thuốc kháng histamin tổng hợp. Đối với những loại thuốc có chứa corticoid, bệnh nhân nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là những thông tin về bệnh nổi mẩn ngứa, hi vọng độc giả sẽ dễ dàng chăm sóc cho bản thân và người thân trong gia đình. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với dongduocgiatruyen chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.

Để chữa bệnh dị ứng mẩn ngứa một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất các bạn hãy tham khảo bài viết Cách chữa dị ứng mẩn ngứa

Nguồn: https://dongduocgiatruyen.com/benh-n...-dieu-nen-biet