Mỗi loại cây đều có một khu hệ vi sinh vật vùng rễ đặc trưng khác nhau vì thành phần và số lượng của các chất (hữu cơ, vô cơ, chất sinh dưỡng,…) tiết ra từ mỗi loại rễ cây khác nhau. Vi sinh vật sống trong vùng rễ sử dụng những chất này làm chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi đang trong quá trình hoạt động phân giải của chúng. Ngoài ra, vi sinh vật còn tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng. Đây là mối quan hệ cộng sinh giữa vi sinh vật và thực vật.

Vi sinh vật vùng rễ ngoài phụ thuộc loại cây trồng còn phụ thuộc vào thời kỳ phát triển của cây. Chúng sẽ phân giải xenlulozơ nên khi cây già sẽ có nhiều thành phần vi sinh vật hơn. Hơn nữa chúng sẽ phân hủy rễ khi cây già và chết đi. Bên cạnh đó, vi sinh vật sẽ tập trung với số lượng lơn hơn ở trên bề mặt và lớp đất nằm sát rễ chứa nhiều chất dinh dưỡng, càng xa rễ số lượng vi sinh vật càng giảm.

Mặc khác, ngoài nhóm vi sinh vật có ích còn có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh cho cây: nhóm ức chết sự sinh trưởng của cây và nhóm tàn phá mùa màn nghiêm trọng. Đây là mối quan hệ ký sinh của vi sinh vật trên thực vật.

Nhóm vi sinh vật gây bệnh cho cây thuộc loại dị dưỡng, sống nhờ vào chất hữu cơ của thực vật đang sống (khác với nhóm hoại sinh- sống trên những tế bào thực vật đã chết). Trong quá trình sống, vi sinh tiết các men phân hủy các chất tiết ra từ cây và đồng thời gây độc làm cây chết.

Vi sinh vật gây bệnh không làm giảm chất lượng và sản lượng nông sản, gây nhiều thiệt hại to lớn trong ngành nông nghiệp hàng năm.

Do có khả năng tồn tại trong đất hoặc trên tàn dư thực vật từ vụ này sang vụ khác dưới dạng bào tử hoặc dạng tiềm sinh nên luôn tồn tại nguồn bệnh tiềm tàng.

Từ nguồn bệnh tiềm tàng vi sinh vật được phát tán đi khắp nơi nhờ gió, nước mưa, dụng cụ lao động, động vật và người, đặc biệt là qua côn trùng môi giới. Từ đó, nguồn bệnh lây lan sang các khoẻ và bắt đầu xâm nhiễm vào cây khi gặp điều kiện thuận lợi.

Các bào tử nằm trên bề mặt cây khi gặp độ ẩm và nhiệt độ thích hợp sẽ nảy mầm và xâm nhập vào cây. Sau khi xâm nhập vào cây chúng bắt đầu sử dụng các chất của cây và tiết chất độc làm cây suy yếu hoặc chết.

Qua quá trình hoạt động của vi sinh vật, cây bị thay đổi các quá trình sinh lý, sinh hoá. Sau đó cây sẽ thay đổi về cấu tạo và hình thái tế bào. Cuối cùng xuất hiện những triệu chứng bệnh như những đốm trên lá, trên thân.

Nếu bệnh xuất hiện ở bó mạch thì biểu hiện triệu chứng héo lá, héo thân …Sau một thời gian phát triển, vi sinh vật bắt đầu hình thành cơ quan sinh sản mọc ra ngoài bề mặt của cây và từ đó lại lan truyền đi.

Phương pháp phòng tránh bệnh cho cây trồng:

Để phòng tránh bệnh cho cây, người ta dùng nhiều biện pháp hóa học, sinh vật học hoặc các biện pháp tổng hợp bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên, ngày nay người ta hạn chế sử dụng phương pháp hóa học vì biện pháp này thường phá hoại sự cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường. Thay vào đó là các biện pháp sinh học hiệu quả hơn và không gây tác dụng phụ cho môi trường.

Những biện pháp sinh học tránh bệnh cho cây trồng:

Dùng vi sinh vật chống côn trùng hại cây.
Tạo cho cây những đặc tính chống chịu mới bằng phương pháp truyền gen chống chịu cho cây.
Ví dụ: Đã tạo được những giống thuốc lá chống chịu bệnh virus hoặc những giống khoai tây, cà chua chống bệnh vi khuẩn nhờ việc cấy gen của một loại vi khuẩn phù hợp có khả năng chống bệnh vào tế bào thực vật.

Xem thêm các sản phẩm khác: may trac diamay do dac.