Giai đoạn dậy thì được coi là bước nhảy vọt, “quyết định” chiều cao của một con người. Do đó để chiều cao của trẻ ở độ tuổi dậy thì phát triển tốt nhất, cần có sự chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng cũng như một chế độ sinh hoạt, vận động phù hợp.

Sự chuẩn bị tiên quyết đầu tiên cho bí quyết tăng chiều cao là phải bổ sung canxi cho trẻ ngay từ trước tuổi dậy thì (11 – 12 tuổi đối với con gái, 13 – 14 tuổi đối với con trai)


Canxi là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, nhưng cũng là một yếu tố không thể thiếu tham gia vào quá trình đông máu và còn tham gia vào các hoạt động co giãn tế bào cơ. Canxi tốt cho hệ thần kinh, có tác dụng kích hoạt enzim, giảm mỡ máu và giảm béo đối với bệnh nhân béo phì, ion canxi bảo vệ đường hô hấp, canxi giúp làm cho tế bào kết dính với nhau, … Và đặc biệt Canxi là thành phần chính cấu trúc hệ xương. Chính vì vậy, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi sẽ giúp cách phát triển chiều cao của bạn hiệu quả hơn.

Canxi cần cho sự sống của con người là vậy, nhưng cơ thể lại không thể tổng hợp được mà phải đưa từ bên ngoài vào qua các loại thực phẩm hoặc dược phẩm (thuốc). Ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu ăn nhiều protein sẽ làm gia tăng bài tiết canxi qua đường tiểu gây thiếu canxi, trong khi đó lại ăn ít rau, củ, quả cũng làm giảm lượng canxi hấp thu được qua thực phẩm.

Khi canxi kết hợp được với vitamin D thì tác dụng của chúng sẽ được phát huy mạnh mẽ, vì vậy, khi sống thiếu ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm thiếu vitamin D cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu và tác dụng của canxi.


Thiếu canxi cũng thường thấy ở những đứa trẻ thiếu vitamin D (cũng có khi thiếu cả Ca và P). Nguyên nhân là do trẻ ít vận động, ít ra ngoài trời, chế độ ăn thiếu các thực phẩm giàu canxi. Khi đó, những dấu hiệu chậm phát triển chủ yếu là trên bộ xương, với các mô sụn ở xương tiếp tục phát triển nhưng không có được phosphat canxi nên xương không cứng, không dài ra được.

Ngày nay, trẻ em thường dùng nhiều đồ uống đóng chai cũng làm giảm hấp thu canxi vì trong đồ uống đóng chai có nhiều hàm lượng phốtpho sẽ cản trở sự hấp thụ canxi.

Ngoài ra, do điều kiện kinh tế không cho phép hoặc do thói quen không uống sữa, trong khi sữa và chế phẩm của sữa có hàm lượng canxi rất phong phú (một lít sữa bò tiêu chuẩn có hàm lượng canxi là 600 – 700mg) cũng khiến cho nhiều người bị thiếu canxi.

Do đó, nếu không ngăn chặn được tình trạng thiếu canxi trong khẩu phần, hấp thu canxi kém hoặc mất quá nhiều canxi… kịp thời sẽ gây chậm phát triển chiều cao (trong giai đoạn dậy thì, trẻ thường cao trung bình 7 – 8 cm/năm và đạt đỉnh điểm khi kỳ kinh đầu tiên xuất hiện).

Theo đó, trẻ cần được uống sữa, ăn các thực phẩm giàu đạm như thịt, trứng…; tăng cường rau xanh hoa quả; đồng thời bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi (có thể chọn canxi dạng nano giúp canxi thẩm thấu vào mạch máu tốt hơn, tránh được các tác dụng phụ như táo bón, sỏi thận, rối loạn tiêu hóa), sắt (thịt bò, thịt dê, cá, đậu đỏ, rau chân vịt), photpho, magiê, vitamin K2 (MK7), vitamin D3.

Thanh thiếu niên ở độ tuổi dậy thì nên hình thành thói quen tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với các động tác duỗi dài cột sống, với tay lên cao … như bơi lội, xà ngang mỗi ngày từ nửa giờ đến 1 giờ. Tận dụng các môn tập ngoài trời để hưởng các lợi ích của ánh sáng thiên nhiên.

Vì dậy thì là giai đoạn cơ thể có nhiều biến đổi nhất nên duy trì thói quen thường xuyên vận động sẽ có tác động đến quá trình tăng trưởng, đặc biệt tăng chiều cao.

Bên cạnh đó, thanh thiếu niên trong độ tuổi dậy thì nên duy trì thói quen ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm vì việc ngủ sâu kích thích tố tăng trưởng được tuyến yên tiết ra -yếu tố quan trọng trong việc tạo nên các tế bào sụn. Các tế bào sụn này tham gia tích cực vào việc tăng chiều dài của các xương như xương tay, xương chân… làm tăng thêm chiều cao và số cân nặng, giúp cơ thể tăng trưởng tốt nhất.

Bên cạnh đó các bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng tăng chiều cao để nhanh chóng đạt được hiệu quả tối ưu nhất.