Hình thức mua căn hộ trả góp đang phổ biến trên thị trường, nếu như bạn không đủ tài chính để chi trả 100% trong cùng lúc thì bạn sẽ được ngân hàng cho vay với giá trị gần 70% giá trị của căn hộ. Sau đó bạn phải trả cả vốn lẫn lãi theo thời gian đến khi nào hết thì thôi. Nếu như bạn đang muốn mua căn hộ nhưng điều kiện hiện tại không cho phép thì bạn nên tham khảo kinh nghiệm mua căn hộ trả góp sau đây:

1. Khả năng trả lãi ngân hàng

Để tránh những trường hợp gặp khó khăn trong vấn đề tài chính sau này thì bạn nên tìm hiểu trước, xem xét cho thật kĩ với mức thu nhập hiện tại thì bạn và gia đình có khả năng chi trả cho ngân hàng hằng tháng hay không? Và mức tài chính đó có thể căn cứ trên 2 tiểu chuẩn, thứ nhất là số tiền tiết kiệm trong thẻ, khoản thu nhập cá nhân sau khi trừ ra các khoản chi phí. Khoản thứ hai là phần được gia đình, người thân hỗ trợ, cho vay với mức lãi suất thấp hoặc không thu lãi.



Khoản cuối cùng chính là số tiền mà sau khi mua căn hộ bạn làm được, khoản này quan trọng vì nó sẽ là nguồn thu nhập chính để bạn chi trả cho ngân hàng hằng tháng. Chính vì vậy àm trước khi quyết định mua căn hộ bạn nên lên danh sách thu chi hàng tháng để kiểm tra xem mình có đủ khả năng chi trả hay không? Liệt kê tất cả những thứ cần chi trả rồi trừ ra thì bạn còn lại bao nhiêu hàng tháng.

Dự án liên quan: can ho quan thu duc

Dù là được trả góp hàng tháng nhưng ban đầu bạn phải chi trả 30-40%, thì nên dùng khoản thứ nhất để chi trả ban đầu. Còn khoản cuối cùng thì dùng để trang trải hàng tháng. Khoản thứ 2 thì phải để ngăn ngừa trường hợp xấu xảy ra, nếu bạn mất khả năng chi trả thì mới dùng đến khoản này.

2. Được vay trong bao lâu và lãi suất bao nhiêu?

Băn khoăn nhất của người vay là lãi suất ngân hàng cứ liên tục lên xuống thất thường, vì thế nhiều người khuyến cáo là người vay phải chú ý đến các điều khoản về thời hạn và lãi suất.

Chuyên gia này cho lời khuyên: người vay cần phải ghi nhớ một điều là khi vay tiền mua nhà, phải đảm bảo tổng số tiền trả gốc và lãi suất hàng tháng phải thấp hơn số tiền tiết kiệm và không được vượt quá con số 50% tổng thu nhập của gia đình. Kinh nghiệm này nhằm giúp hạn chế rủi ro nguy cơ mất nhà và mất khả năng thanh toán nợ ngân hàng. Đồng thời, cũng cần có các phương án dự phòng (có thể mượn từ bạn bè, gia đình,…) để phòng khi xảy ra các tình huống xấu như thu nhập khó khăn hay mất việc,…

3. Nghiên cứu về giá cả kĩ lưỡng

Bạn cần phải đầu tư nghiên cứu về giá cả, nếu như bạn mua một căn hộ mới hoàn toàn thì dĩ nhiên mức giá sẽ khác với căn hộ cũ, đã có người ở. Và cũng tùy vào diện tích của căn hộ mà có mức giá tương ứng, chứ không phải là căn hộ nào cũng như nhau. Trước khi mua căn hộ bạn nên nhờ người đo lại diện tích, kiểm tra lại tất cả các con số có trong hợp đồng để đảm bảo không bị thiệt thòi.

Và bạn cũng nên giành thời gian nghiên cứu về độ uy tín của nó trên thị trường, tốt nhất bạn nên đến tận nơi để xem xét và nên dò hỏi ý kiến của những người xung quanh.

Bên cạnh giá cả thì bạn cũng nên cân nhắc đến vấn đề phong thủy và an ninh khu dân cư, nếu như 2 vấn đề này không đảm bảo thì bạn cũng nên cân nhắc trước quyết định của mình, vì nó sẽ ảnh hưởng đến bạn không nhỏ đâu nhé!

Nhưng quan trọng hơn hết là những điều khoản trong hợp đồng phải nghiêm ngặt, cần được nghiên cứu thật kĩ. Nếu như có những điều khoản không rõ ràng thì bạn nên hỏi lại cho thật chắc chắn.

4. Vay vừa đủ để trả

Tài chính là vấn đề quan trọng, bạn phải biết lượng cơm gắp mắm, vì không phải ai cũng có khả năng chi trả dễ dàng.

Vay nhiều hay vay ít phụ thuộc vào mức tài chính của gia đình và thời gian cho vay. Nếu như sau khi trừ tất cả các khoản chi trả sinh hoạt hằng tháng mà số dư còn nhiêu thì bạn chỉ cần vay ít lại để không bị lãng phí và mất khả năng cho trả. Nhưng tốt nhất thì bạn nên vay khoảng 40-50% ngôi nhà, không nên vay quá nhiều sẽ dễ dàng dẫn đến những rủi ro khó lường.

Nếu như bạn chuẩn bị mua căn hộ cao cấp thì nên quan tâm đến những vấn đề trên đây, nó sẽ rất bổ ích cho bạn đấy. Chúc các bạn nhanh tìm được chỗ ở như ý.

Tìm hiểu thêm: can ho cao cap quan 2

Theo nguồn: canhotragop.org