Khi đi nhà trẻ bé có khả năng cao mắc các bệnh hơn bởi trong môi trường mẫu giáo trẻ sẽ được tiếp xúc với khá nhiều trẻ khác cùng lứa tuổi, vậy phải làm thế nào khi trẻ vừa có thể đi nhà trẻ mà không phải lo về khả năng lây nhiễm bệnh tật.
1) Trẻ dễ lây bệnh khi đi mẫu giáo, nhà trẻ
>>Khi bé hay ốm bạn phải làm gì?
Hầu hết các bậc cha mẹ sẽ đồng ý rằng nếu trẻ bị bệnh khi đi nhà trẻ thì ba mẹ nên cho bé ở nhà cho đến khi bé khỏe hẳn, không còn nguy cơ lây nhiễm nữa. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng trong thực tế không dễ dàng chút nào.
Nên lưu ý là nhiều căn bệnh dễ lây lan nhất trong vòng 1 hay hai ngày trước khi bé mang mầm bệnh thể hiện triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, khi phát hiện con mình bị bệnh, rất có thể trẻ đã lây bệnh cho những bé khác trong lớp rồi. Ngoài ra, việc xác định được triệu chứng của trẻ có phải là bệnh truyền nhiễm không hề đơn giản. Khi bé nổi mẩn đỏ, liệu đó là dấu hiệu bé bị dị ứng hay là dấu hiệu của bệnh tật?
Hầu hết các nhà trẻ đều đưa ra danh sách những quy định để giúp các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ có thể đưa ra quyết định liệu nên cho trẻ đi học hay là ở nhà. Nhưng đôi khi chính những quy định này lại gây nhầm lẫn với cả phụ huynh, thầy cô giáo. Các chuyên gia nhi khoa đã đưa ra 1 số hướng dẫn khi nào bạn nên giữ trẻ ở nhà, tất nhiên những điều này còn tùy thuộc vào các quy định của nhà trẻ nơi con bạn đang theo học.
2) Trẻ bị bệnh có nên cho đi nhà trẻ?
Mẹ nên đảm bảo sức khoẻ cho trẻ trước khi cho bé đi nhà trẻ
Khi nào nên để bé ở nhà?
>>Khi bé hay ho bạn phải làm gì?
Nêu giữ bé ở nhà nếu có bất cứ dấu hiệu nào sau đây:
Sốt, khó chịu, lờ đờ, khóc dai dẳng hoặc là khó thở, tất cả có thể là dấu hiệu của 1 bệnh lý nào đó.
một số bệnh về đường hô hấp trên như viêm tiểu phế quản hoặc cảm cúm, còn cảm lạnh thông thường chưa cần thiết phải giữ trẻ ở nhà.
Tiêu chảy: bé đi tiêu chảy hay là đi tiêu liên tục.
Phân của trẻ có lẫn máu hay có chứa chất nhầy, đây có thể là dấu hiệu bé bị nhiễm virus hoặc là vi khuẩn, nên cho bé đi khám bác sĩ sớm.
3) Ói mửa.
Nổi mẩn đỏ: Đây là lý do để bạn giữ trẻ ở nhà khi không biết chắc chắn rằng nó có liên quan đến bệnh truyền nhiễm hay không. Nếu trẻ nổi mẩn đỏ không kèm theo sốt hay biểu hiện gì khác, bé vẫn có thể đi học bình thường nếu nhà trường cho phép vì lúc này có khả năng trẻ chỉ đơn thuần bị dị ứng với thực phẩm nào đó.
4) Khi nào các bệnh không còn lây nhiễm?
Bệnh thủy đậu: Con của bạn sẽ không còn lây nhiễm sang các bé khác 1 khi tất cả các mụn nước khô và đóng vảy.
Bệnh ghẻ: Sau khi được điều trị bằng thuốc diệt khuẩn tại chỗ, sẽ không còn khả năng lây nhiễm nữa.
Chốc lở: bé bị bệnh da liễu này sẽ không còn lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
Viêm kết mạc do vi khuẩn, còn gọi là đau mắt đỏ, và chảy mủ ở mắt: Bệnh này có thể không còn bị lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh nhưng hầu hết các nơi giữ trẻ sẽ không cho phép trẻ bị chảy mủ mắt đi học. Tuy nhiên, với những trẻ bị đỏ mắt hay chảy nước mắt do dị ứng thì bệnh không lây nhiễm và bé nên đi nhà trẻ vì bệnh này lâu khỏi.
Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus gây ra: thường không lây nhiễm sau 24 giờ dùng thuốc kháng sinh.
Lở miệng dẫn đến tình trạng chảy nước dãi liên tục: nên chờ cho đến khi bác sĩ kết luận rằng bé không bị truyền nhiễm trước khi cho bé trở lại nhà trẻ.
Bị chấy (chí): Con bạn có thể quay trở lại nhà trẻ sau khi bé đã được diệt chấy triệt để.
Ngoài việc giữ trẻ ở nhà khi bé bị bệnh, bạn nên giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé để ngăn chặn sự lây nhiễm, thường xuyên rửa tay bé thật kỹ. Sau khi thay tã, hỉ mũi, phải làm sạch bất kỳ chất dịch nào của cơ thể như nước tiểu, phân, đờm…, trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ thì việc này còn đặc biệt quan trọng hơn.