UBND TP. Hà Nội vừa phê duyệt Quy chế quản lý nhà cao tầng khu vực nội đô, tăng chiều cao đối với dự án cải tạo chung cư cũ và được các nhà đầu tư rất đón nhận. Họ coi đây là một động thái gỡ “nút thắt” lâu nay, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn trong cải tạo chung cư cũ. Tuy nhiên, vẫn còn những "trói buộc" khác chưa được tháo gỡ.
Trước tình trạng các khu chung cư cũ trở nên quá xập xệ sau 30 - 40 năm sử dụng, người đứng đầu TP. Hà Nội đã kêu gọi đầu tư 15 tỷ USD để cải tạo các tòa nhà này. Chủ trương nói trên được các doanh nghiệp BĐS đánh giá là rất đúng và trúng. Nhiều nhà đầu tư khẳng định, 15 tỷ USD không phải là con số quá lớn nếu TP “cởi trói” mạnh mẽ hơn. Việc đầu tiên cần thực hiện là xây dựng quy chế đảm bảo đúng tiến độ giải phóng mặt bằng.

Trên thực tế, có khá nhiều dự án bị đội giá lên 100%, thậm chí là 200% chỉ vì doanh nghiệp bị mắc kẹt trong khâu giải phóng mặt bằng. Đây cũng đồng thời là rào cản rất lớn, ảnh hưởng xấu đến chủ trương cải tạo chung cư cũ từ những năm 2005 - 2006. Để giải được bài toán nan giải này, phải tìm ra được “đáp số” của việc chia sẻ lợi ích. Trước hết, cần phải làm rõ chủ đầu tư được lợi bao nhiêu? Nhà nước được lợi bao nhiêu? Cư dân được lợi bao nhiêu?


Sau đó cần đưa ra lấy ý kiến rộng rãi, nếu như phương án phân chia lợi ích được 70% cư dân đồng ý thì các bên lấy phương án can ho florita garden luy ban bich này làm cơ sở để thực hiện. Đã nói đến vấn đề cải tạo chung cư cũ, tức là Nhà nước phải đặt lợi ích của số đông lên trên lợi ích của thiểu số. Khi có 75% hộ dân đồng thuận, UBND quận/huyện cần mạnh dạn ban hành và mạnh tay cưỡng chế hành chính. Luật đã cho phép thì cứ theo quy định của uật mà làm. UBND TP có thể xây dựng nên một quy chế riêng để giải quyết những vướng mắc trong công tác cải tạo chung cư cũ; TP cần tạo ra một hành lang pháp lý để người đứng đầu UBND cấp quận/huyện thực hiện tổ chức cưỡng chế khi cần thiết.

Tuy nhiên, còn một vấn đề mâu thuẫn không dễ giải quyết. Quy chế mới được ban hành cho phép tăng chiều cao của chung cư sau cải tạo lên 18 - 24 tầng, tuy nhiên lại hạn chế tăng dân số về mặt cơ học. Quy định này nhằm tránh việc cơ sở hạ tầng xã hội, kỹ thuật bị quá tải tại du an bella vista. Dẫu vậy, TP cũng cần chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu, tính toán kỹ hạ tầng của từng khu vực, nếu khu nào hạ tầng vẫn đảm bảo thì không nên hạn chế quy mô dân số.

“Miếng bánh” thu hút các doanh nghiệp BĐS đổ tiền đầu tư các dự án cải tạo chung cư cũ là được bán ra thị trường số lượng lớn căn hộ ngoài danh sách tái định cư tại chỗ. Nếu như hạn chế dân số thì các can ho vison 1 binh tan ngoài diện tích tái định cư này sẽ bán cho ai? Thực trạng cải tạo chung cư cũ hiện nay thực sự bề bộn rất nhiều khó khăn, vướng mắc. TP. Hà Nội đã từng bước đưa ra những giải pháp để tháo gỡ. TP đã tìm ra đường hướng, lối thoát, nhưng vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của người dân, trong khi thực trạng chung cư cũ bị xuống cấp nghiêm trọng vẫn là vấn đề gây bức xúc, càng để lâu càng nguy hiểm.