Du lịch Đà Lạt tham quan di tích Dinh Bảo Đại

Đến với thành phố Đà Lạt, đến với khí hậu mát mẻ, phong cảnh hữu tình. Thành phố Hoa sẽ đưa quý khách đi từ hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và một trong những địa địểm đó là Dinh Bảo Đại Đà Lạt. Cùng vé máy bay Vietjet Air đi Đà Lạt giá rẻ tìm hiểu một chút đặc điểm tiêu biểu của di tích lịch sử này nhé.Nơi đây từng được vị vua cuối cùng của triều Nguyễn chọn làm nơi nghỉ ngơi, làm việc của ông và gia đình. Đó là vua Bảo Đại : vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, vị vua cuối cùng của triều Đại phong kiến Việt Nam và ông cũng khá nổi tiếng với những dinh thự sang trọng, uy nghi trong đó có đến 3 dinh thự ở Đà Lạt. Và Dinh Bảo Đại là một trong những dinh thự đẹp nhất, sang trọng và uy nghi nhất thời đấy.



Vé máy bay đi Đà Lạt giá rẻ liên tục cập nhật tại website Flynow.vn

Toạ lạc trên độ cao 1.550 m, có rừng thông bao quanh, King Palace 1 (còn được biết đến với tên gọi Dinh 1) được một triệu phú người Pháp tên là Robert Clément Bourgery xây năm 1929. Sau đó, vua Bảo Đại mua lại và biến thành tổng hành dinh của mình trong thời gian ông làm quốc trưởng (1949-1955).

Dinh II là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè Mỗi năm, từ tháng 5 đến tháng 10.
Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam. Dinh 2 được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được trang trí đặc biệt sang trọng. Đứng ở nơi đây, khách du lịch có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông

Dinh Bảo Đại hay còn gọi là Dinh III được khởi công xây dựng vào khoảng năm 1933 đến 1938 thì hoàn thành. Dinh III được thiết kế bởi bàn tay của kiến trúc sư tài hoa Huỳnh Tấn Phát và một vị kỹ sư người Pháp. Công trình mang phong cách Châu Âu độc đáo và sang trọng, được đánh giá là dinh thự đẹp đẽ và trang nhã nằm giữa một rừng thông thuần chủng, gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng cảm xúc và một hồ nước nhỏ hòa quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng. Dinh được sắp xếp trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Đà Lạt của KTS Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Ngọn đồi này có độ cao 1539m ở đường Triệu Việt Vương.

Khi vua Bảo Đại còn sống tại Huế, Dinh III được dùng làm nơi nghỉ mát, săn bắn của ông. Đến năm 1950, khi người Pháp trở lại Việt Nam và đưa Vua Bảo Đại lên làm quốc trưởng thì lúc này ông đã sử dụng Dinh Bảo Đại tại Đà Lạt làm nơi ở cho gia đình và dùng nơi này để làm việc.

Có thể thấy rằng, phần nhiều các dinh thự đều được có vị trí ở vị trí trên đỉnh đồi cao, chiếm một diện tích lớn với rừng thông bao phủ quanh đó. Công trình kiến trúc chỉ là một điểm nhấn nhẹ nhàng, thấp thoáng giữa cây cỏ, thiên nhiên. Như vậy, toàn bộ các dinh thự ở Đà Lạt tuy ảnh hưởng của những hình thức kiến trúc khác nhau nhưng đều có giá trị và đặc thù là sự đưa vào cùng với khía cạnh khi không, vừa tận dụng vừa tôn tạo thêm cho vẻ đẹp của thiên nhiên.