Giao diện cổng thông tin điện tử


Chỉ số đánh giá chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc

Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI ( E- Government Development Index) của Liên hợp quốc là một bộ chỉ số tổng hợp trung bình về ba lĩnh vực quan trọng nhất của Chính phủ điện tử: dịch vụ công trực tuyến, hạ tầng viễn thông, nguồn nhân lực.

EGDI được sử dụng để đo lường sự sẵn sàng và khả năng của một quốc gia trong việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và Truyền thông để cung cấp các dịch vụ công.

Chỉ số này giúp cho các quốc gia, các tổ chức nghiên cứu, nhà hoạch định có sự hiểu biết sâu sắc hơn về điểm chuẩn so sánh của các vị trí tương đối của một quốc gia trong việc sử dụng Chính phủ điện tử cho các hoạt động, trách nhiệm công dân và khả năng cung cấp dịch vụ công. Mỗi bộ chỉ số tự nó là một thước đo tổng hợp có thể được tách ra và phân tích một cách độc lập.

=>>Thế nào là cổng thông tin điện tử
=>>Thế nào là trang tin điện tử


Cứ hai năm một lần, Ủy ban các vấn đề kinh tế – xã hội Liên Hợp quốc (UNDESA) cung cấp toàn cảnh bảng xếp hạng việc phát triển Chính phủ điện tử của tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc.

Chỉ số Dịch vụ công trực tuyến (OSI – Online Services Index)

Chỉ số Dịch vụ công trực tuyến được các nhà nghiên cứu đánh giá qua Cổng thông tin quốc gia, các trang website của Bộ giáo dục, lao động, dịch vụ xã hội, y tế, tài chính. Để đảm bảo tính nhất quán của các đánh giá, mỗi quốc gia được đánh giá bởi ít nhất hai nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trong ngôn ngữ quốc gia của quốc gia đó.

Sau khi có kết quả đánh giá ban đầu, việc đánh giá bởi hai nhà nghiên cứu trên mỗi quốc gia được so sánh và câu hỏi khác biệt sẽ được xem xét lại bởi các nhà nghiên cứu, bước cuối là tổng hợp dữ liệu đã phân tích tất cả các câu trả lời và khi cần thiết, tiến hành rà soát và xác minh quá trình sẽ tiếp tục sử dụng nhiều phương pháp và nguồn trước khi điểm số được báo cáo chính thức.

Thông qua phương pháp tiếp cận đa cấp này, tất cả các website khảo sát được đánh giá kỹ lưỡng bởi ít nhất ba nhà nghiên cứu đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đánh giá các dịch vụ công trực tuyến. Các bảng câu hỏi khảo sát được tổ chức với cấu trúc trong bốn mẫu tương ứng với bốn giai đoạn phát triển của dịch vụ trực tuyến (dịch vụ thông tin cơ bản; dịch vụ thông tin nâng cao; dịch vụ giao dịch; kết nối các dịch vụ).

Khi giai đoạn đánh giá đã được hoàn tất, nhóm số liệu thống kê đưa ra dự thảo đầu tiên của bảng xếp hạng OSI. Các dữ liệu được kết xuất từ các nền tảng và điểm số liệu đã được tạo ra, tổng số điểm ghi được của mỗi quốc gia với phạm vi từ 0 đến 1. Giá trị chỉ số trực tuyến cho một quốc gia nhất định bằng với tổng số điểm thực tế ít hơn tổng số điểm thấp nhất chia cho mức tổng số các giá trị số cho tất cả các nước.

Chỉ số Hạ tầng viễn thông (TII- Telecommunication Infrastructure Index)

Chỉ số TII là một tổng hợp số học trung bình của năm chỉ tiêu: ước tính người sử dụng Internet trên 100 dân; số điện thoại cố định trên 100 dân; số lượng thuê bao di động trên 100 dân; số thuê bao băng thông rộng không dây trên 100 dân và số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân. Dữ liệu cơ sở hạ tầng viễn thông của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) là nguồn chính để đưa ra các chỉ số.

Chỉ số nguồn nhân lực (HCI- Human Capital Index)

Các tiêu chí đánh giá chỉ số nguồn nhân lực là một hỗn hợp trung bình của 4 chỉ số: 1- Tỉ lệ công dân từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết; 2- Tỷ lệ nhập học được đo lường bằng tổng hợp tổng số học sinh đăng ký với số học sinh theo học ở cấp tiểu học, trung học và đại học, bất kể tuổi tác; 3- Dự kiến số năm đi học; 4- Năm đi học trung bình (MYS).

Dựa trên một cái nhìn toàn diện về phát triển Chính phủ điện tử, phương pháp đánh giá của Liên hợp quốc đã được chấp nhận rộng rãi như là một giải pháp chung ở nhiều quốc gia trên thế giới. Do đó, việc nghiên cứu phương pháp, cách tính toán, vận dụng hệ thống tiêu chuẩn bộ chỉ số Chính phủ điện tử của Liên hợp quốc trong việc đánh giá chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông của các bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp là phù hợp trong xu thế hiện nay.

Theo bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử EGDI của Liên hợp quốc năm 2014 với 193 quốc gia, Việt Nam xếp hạng 99 trên thế giới, đứng thứ 5 trong khối ASEAN.

Mục tiêu tại Nghị quyết 36a/NQ- CP về Chính phủ điện tử phấn đấu đến hết năm 2016, Việt Nam nằm trong Nhóm 4 và đến hết năm 2017 nằm trong Nhóm 3 các quốc gia đứng đầu ASEAN về chỉ số dịch vụ công trực tuyến (OSI) và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) của Liên Hợp Quốc.