Chốt lại những tranh luận, góp ý và cả những phản ứng gay gắt, Ngân hàng Nhà nước đã chọn giải pháp dung hòa khi sửa Thông tư 36, mà điểm nóng liên quan là tín dụng bất động sản.

>>> Xem thêm: GoldSeason

Theo Thông tư 36 sửa đổi mà NHNN vừa ban hành thì hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh BĐS tăng từ 150% lên 200% thay vì 250% như dự kiến, và được thực hiện từ 1/1/2017; tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn giữ nguyên 60% đến hết năm 2016 rồi hạ dần xuống 50% từ 1/1/2017, và từ 1/1/2018 sẽ xuống 40%.

Đứng ở góc độ doanh nghiệp BĐS, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Dầu khí Toàn Cầu (GP-Invest) cho biết quyết định trên của NHNN đã cho thấy NHNN đã có sự tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp BĐS.



"Nếu như NHNN vẫn giữ như dự thảo ban đầu tăng hệ số rủi ro phải đòi của BĐS lên 250% và hạ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn xuống 40% thì chưa kể là dòng tiền bị siết lại mà ngay cả thị trường BĐS cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý dè chừng, án binh để thăm dò thị trường. Tuy nhiên, với động thái này trước mắt NHNN đã giải tỏa tâm lý cho thị trường BĐS. Đứng về phía góc độ về doanh nghiệp, chúng tôi cũng mừng thị trường đỡ bị tác động", ông Hiệp cho biết.

>>> Tham khảo thêm Chung cư HDI Sunrise

Trả lời câu hỏi, việc NHNN đang dần siết tín dụng BĐS có ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh sắp tới của doanh nghiệp không, ông Hiệp khẳng định: "Chúng tôi luôn chủ động về vốn, ngân hàng chỉ là nguồn vốn thêm. Trong kế hoạch kinh doanh của mình tại mỗi dự án chúng tôi đều có những kế hoạch kinh doanh riêng và chủ động về tài chính. Chính vì vậy, chúng tôi rất ít bị ảnh hưởng bởi thông tư của NHNN".


Theo Xaluan.

View more random threads: