Thông tin được nhiều fan công nghệ chú ý nhất ngày hôm nay có lẽ là thương vụ Microsoft bán lại mảng điện thoại phổ thông Nokia cho FIH (một công ty con của Foxconn) với giá "chỉ" 350 triệu USD. Tuyên bố này cũng có nghĩa rằng Microsoft sẽ cho phép Foxconn thâu tóm toàn bộ thành phần của chuỗi cung ứng, dịch vụ của mảng điện thoại tính năng (hay thường gọi là “điện thoại ngu”) từ Microsoft. Ngay cả Microsoft Mobile Vietnam, cơ sở sản xuất của Microsoft đặt tại Hà Nội cũng nằm trong thương vụ này.

Trong cùng một ngày, Nokia cũng tuyên bố tham gia thành lập một công ty mới có tên gọi HMD Global. HMD sẽ sản xuất và kinh doanh smartphone và tablet chạy Android, chịu "các quy định thương hiệu bắt buộc và các ràng buộc về mặt hiệu năng" do Nokia đặt ra. Quan trọng nhất, HMD đã đạt được thỏa thuận để mua lại quyền sở hữu thương hiệu Nokia cho điện thoại tính năng từ Microsoft, dự kiến sẽ hoàn tất vào nửa sau của năm nay.





Thực chất, từ năm ngoái Nokia đã nhượng quyền cho Foxconn sản xuất chiếc tablet N1 chạy Android. Chiếc tablet này có thể coi là "tuyên ngôn hợp tác" rõ ràng nhất giữa 2 bên. Phát triển những chiếc smartphone Android khi đôi bên đã có sẵn một chiếc tablet thử nghiệm cũng không hẳn là quá khó tưởng tượng.

Microsoft cũng có thể có phần

Thỏa thuận của hợp đồng không cạnh tranh cấm Nokia trở lại sản xuất smartphone khi bán mảng thiết bị cho Microsoft vào năm 2013 đã kết thúc từ ngày 31/12/2015. Song, Microsoft vẫn còn quyền sử dụng thương hiệu Nokia cho điện thoại tính năng từ nay cho tới 2023. Tuyên bố chính thức của Nokia cho biết HMD hiện “đã đồng ý có điều kiện” để mua lại quyền sử dụng thương hiệu Nokia cho điện thoại tính năng, nhưng thương hiệu này chưa hoàn tất. Thêm nữa, trong khi vẫn khẳng định HMD sẽ là “ngôi nhà dành cho tất cả điện thoại tính năng, smartphone và tablet Nokia”, tất cả các tài liệu chính thức của các bên liên quan không hề làm rõ liệu cuối cùng thì HMD và Nokia đã mua lại được quyền sử dụng thương hiệu Nokia trên smartphone hay chưa.

Nói cách khác, Microsoft vẫn còn có khả năng tác động đến khả năng tồn tại của những chiếc smartphone Nokia Android trong tương lai.


Microsoft có tham vọng rất rõ rệt với Android. Tại sao không tìm đến "bạn cũ"?

Song, những diễn tiến mới hoàn toàn có thể cho phép gã khổng lồ phần mềm đóng góp một phần tích cực vào sự trở lại của Nokia trên thị trường smartphone. Theo các thông tin trong thời gian gần đây, Microsoft đã liên tục phát triển chiếc Surface Phone để hiện thực hóa tầm nhìn thiết bị “tất cả trong một” thực thụ với nền tảng cốt lõi là Nokia. Nếu Surface Phone ra mắt và thành công thì sự xuất hiện của Nokia Android cũng sẽ thể gây ảnh hưởng tới chiếc smartphone này: Surface Phone đơn giản là mang tầm nhìn để loại bỏ cả PC, tablet lẫn smartphone – bất kể là smartphone chạy Windows 10 Mobile hay Android.

Mặt khác, Microsoft cũng không chỉ có một vũ khí duy nhất để chinh phục thị trường smartphone. Đầu năm nay, hãng này đã đẩy mạnh đầu tư vào Cyanogen Inc., công ty phát triển cả bộ ROM miễn phí CyanogenMod lẫn bộ ROM Cyanogen OS để cung cấp cho các đối tác phần cứng. Không khó để dự đoán rằng Microsoft đã có những điều khoản có lợi cho Cyanogen OS hoặc các dịch vụ Microsoft khi thương thuyết với FIH của Foxconn.
Nói cách khác, qua mối quan hệ làm ăn với “bạn cũ” Nokia và “bạn” Foxconn (Microsoft là một trong những khách hàng hàng đầu của Foxconn), Microsoft lại vừa có thêm một cơ sở để thâu tóm thế giới Android.

Nokia sẽ phải có một hành trình cực kỳ khó khăn trên thương trường điện thoại di động, bởi vì có rất nhiều sản phẩm phụ kiện đã một bậc lên thiên đường với những món sản phẩm phụ kiện điện thoại đi kèm và hỗ trợ, nổi bật nhất hiện tại có một vài sản phẩm như: gậy chụp ảnh tự sướng, giá đỡ điện thoại - máy tính bảng (giá đỡ đuôi khỉ), lens hỗ trợ chụp ảnh, kính thực tế ảo vr box, túi chống nước, pin sạc dự phòng ....

Nokia sẽ thành công nếu như sản phẩm nổi bật và bắt kịp tương lai của thế giới.