Bạn đang là sinh viên theo học cao đẳng điều dưỡng Hà Nội băn khoăn, chưa hình dung được công việc cụ thể phải làm hằng ngày là gì sau khi ra trường, nguyên tắc làm việc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây về công việc thường ngày của một điều dưỡng viên cần thực hiện.
Những quy định chung trong ngành điều dưỡng
- Luôn tập trung chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất, an toàn nhất. Thường xuyên theo dõi tiến trình điều trị nếu có những dấu hiệu bất thường cần báo cho các bác sĩ ngay. Dược sĩ cũng là người cần phải đảm bảo cho bệnh nhân được chăm sóc một cách tốt nhất.
- Chịu trách nhiệm hồi phục cho bệnh nhân, đảm bảo chăm sóc người bệnh một cách toàn diện, liên tục và tốt nhất có thể.
- Điều dưỡng viên thực hành cho người bệnh phải là những người có chuyên môn cao.
Điều dưỡng viên và công việc thường ngày
- Công việc quan trong nhất của mỗi điều dưỡng viên vẫn là chăm sóc, tư vấn cho bệnh nhân về tình hình sức khỏe, tư vấn những vấn đề cơ bản nhất nhưng thiết thực nhất đó là : giáo dục nhận thức bảo vệ sức khỏe, tự chăm sóc sức khỏe bản thân mỗi người. Cùng với đó, mỗi điều dưỡng viên cũng cần thường xuyên theo dõi tình trạng, diễn biến sức khỏe trong quá trình điều trị của bệnh nhân để có thể nhanh chóng báo cáo cho các bác sĩ nếu có trường hợp xấu xảy ra.
- Chăm sóc tinh thần cho bệnh nhận dựa vào sự gần gũi, thân thiện đối với bệnh nhân, không được cáu gắt, tỏ ra khá chịu với bệnh nhân.
- Đối với những trường hợp chăm sóc bênh nhân nặng, nguy hiểm đến tính mạng bất động, mỗi điều dưỡng viên sẽ cần phải chăm sóc một cách tổng thể cho bệnh nhân. Ngoài ra, các điều dưỡng viên cũng cần thực hiện công việc vệ sinh đối với bệnh nhân không có khả năng tự vệ sinh bản thân, chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất.
- Công việc chăm sóc bệnh nhân đòi hỏi phải có sự kiên trì, nhẫn nại, bền bỉ phải cùng phối hợp với các biện pháp lâm sàng và vật lý trị liệu. Chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân cho tới khi điều trị hoàn tất.
- Đối với mỗi điều dưỡng viên, có lẽ công việc buồn nhất là phải chăm sóc những bệnh nhân trong tình trạng xấu, tiên lượng khó qua khỏi hay đang hấp hối. Vừa phải chăm sóc, giải thích cho bệnh nhân về tình trạng hiện tại. Và cũng cần phải làm sao để tạo điệu kiện hết sức cho người nhà bên cạnh bệnh nhân. Cùng đó mỗi điều dưỡng cũng cần phải biết cảm thông, đồng cảm chia sẻ nỗi buồn với người nhà bệnh nhân.
Yêu cầu đối với ngành điều dưỡng đó là đạo đức nghề nghiệp, lòng kiên trì, yêu mến nghề và thực sự muốn chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đồng loại và kỹ năng giao tiếp tốt. Những bạn trẻ đang có ý định muốn theo đuổi nghề điều dưỡng cần phải xác định thật rõ cho bản thân mình liệu có phù hợp với ngành nghề lựa chọn. Tránh tình trạng nhiều sinh viên ra trường sau một thời gian làm việc ngắn đã nhanh chóng bỏ cuộc, cũng bởi không thể chịu được sự gian khó của công việc, không phù hợp với công việc do không xác định kỹ lưỡng ngay từ đầu.
Con đường để trở thành một điều dưỡng viên?
Mong muốn trở thành điều dưỡng viên giỏi là ước ơ của nhiều bạn trẻ có đam mê thật sự với nghề, mong muốn gắn bó với công việc chăm sóc sức khỏe mọi người. Thêm vào đó, đây là một ngành luôn có mức thu nhập tương đối khá so với nhiều ngành nghề khác hiện nay, do vậy mà ngày một đông các bạn trẻ đăng kí theo học.
Hiện nay, với quy chế tuyển sinh mới được Bộ GD&ĐT ban hành cho năm 2016 đã mở rộng cánh cửa ĐH, CĐ cho các thí sinh. Để có thể theo học cao đẳng điều dưỡng, mỗi thí sinh chỉ cần vượt qua kì thi THPT quốc gia với tổng kết trên trung bình là hoàn toàn có thể có cơ hội được học tập với ngành đã chọn.
Cũng "hot" không kém ngành điều dưỡng, các trường cao đẳng dược Hà Nội cũng đang được nhiều thí sinh hướng tới. Với nhiều cơ hội việc làm, hứa hẹn trong tương lai sắp tới khi hiệp định TPP chính thức hoạt động, các doanh nghiệp, công ty dược nước ngoài tràn vào Việt Nam với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường dược. Hứa hẹn một tương lai nghề nghiệp mở rộng, mức thu nhập ổn định cho các sinh viên dược sau khi ra trường.
Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội phát triển đó là không ít khó khăn cho ngành, điển hình như khó khăn về sự thiếu hụt nguồn nhân sự chất lượng cao ngành dược. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt nhân sự, chuẩn bị cơ sở vững chắc đón đầu vượt qua khó khăn sắp tới. Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT luôn khuyến khích tăng cường đẩy mạnh công tác tuyển sinh đào tạo liên thông cao đẳng dược Hà Nội nhằm xóa bỏ những khó khăn hiện tại. Vừa có thể tận dụng những nguồn lực hiện có trong xã hội, tránh lãng phí thời gian, công sức học tập nhiều sinh viên dược đang thất nghiệp hiện nay. Vừa có thể hạn chế tình trạng thất nghiệp, nâng cao trình độ ngành y tế.
Có thể nói đây là một hướng đi đúng đắn, tia sáng để giải quyết những khó khăn hiện nay. Hy vọng với những đổi mới trong công tác dạy và học, trong thời gian ngắn nhất ngành y tế nước nhà sẽ có thể sánh ngang với các cường quốc về y tế trên thế giới.