Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Cùng taxi sân bay nội bài giá rẻ khám phá nhé!

Ở độ cao 1.068 m so với mực nước biển, núi Yên Tử không chỉ nổi tiếng bởi cảnh đẹp, nhiều chùa, am, tháp cổ nằm ẩn mình trong rừng cây cổ thụ mà còn được biết đến là nơi hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử trải quan hơn 700 năm.

6.000 m đường rừng núi, hàng chục nghìn bậc đá trơn trượt, đó là thử thách cho những ai muốn lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng). Leo bộ dù khá mệt, mất nhiều thời gian, nhưng dòng người vẫn lên đỉnh núi thiêng này để có được cảm giác thích thú khi chinh phục độ cao, cảm nhận sự khó nhọc của cha ông ngày xưa đã dựng lên ngôi chùa đẹp trên ngọn núi này.

Có 2 cách để bạn lên núi Yên Tử đó là đi cáp treo hoặc leo bộ.

Đi cáp treo: Núi Yên Tử có 2 tuyến cáp treo được đặt cách nhau khoảng 3km. Điểm đầu của tuyến cáp treo thứ 1 cách chân núi Yên Tử khoảng 1,5km. Cáp treo là sự lựa chọn hoàn hảo cho khách du lịch có ít thời gian tham quan.

Leo bộ : Bạn sẽ mất khoảng 6 tiếng đồng hồ cho hành trình leo bộ của mình với khoảng 6000m.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn biện pháp kết hợp giữa leo bộ và đi cáp treo để thưởng thức phong cảnh nơi đây đa dạng hơn. Bạn có thể chọn đi cáp treo 1 lượt lên hoặc 1 lượt xuống, tùy vào hành trình mà bạn muốn tham quan.

Các điểm tham quan Yên Tử

– Suối Giải Oan: Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn. Vua Nhân Tông thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con suối mang tên Giải Oan.

– Chùa Hoa Yên: (hay còn gọi là: chùa Cả, chùa Phù Vân, chùa Vân Yên) nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử.
– Chùa Đồng: Tọa lạc trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc tự. Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.

– Dọc đường còn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức Điếu Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là công trình thiền viện lớn nhất Việt Nam.

Đi lên Yên Tử, bạn nên lựa chọn thời điểm bạn thư thái về thời gian nhất bởi bạn sẽ phải mất khá nhiều sức lực để leo núi. Nếu bạn đi vội, bạn sẽ không cảm nhận hết được vẻ đẹp huyền diệu nơi đây. Thời gian 2 ngày 1 đêm là khoảng thời gian vừa đủ để bạn leo núi, ngắm cảnh một cách thoải mái và giữ được sức khỏe tốt cho bản thân.