Cuối thập niên 1990, ngành thời trang chứng kiến một cú chuyển mình mang tính lịch sử. Các thương hiệu thời trang xa xỉ từ chỗ là công ty tư hữu hay cổ phần nhỏ đều được gom về một mối, quản lý bởi những siêu tập đoàn tư bản khổng lồ. Vốn được xem như ngành nghệ thuật thứ 8, thời trang bỗng biến thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ đô la. Giữa thập niên 2000, sự phổ biến của các bộ sưu tập giao mùa (Cruise/Resort, Chớm Thu), mà “công lao” lớn nhất chính nhờ vào những show diễn xa hoa của Chanel tại các điểm du lịch nổi tiếng thế giới, đã đặt thêm gánh nặng mới cho những giám đốc sáng tạo. Chỉ sau vài năm, chúng trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu của bất cứ hãng thời trang nào. Xuân Hè, Thu Đông, Resort, Chớm Thu, Haute Couture rồi lại Xuân Hè - những nhà thiết kế thời trang phải gồng mình chạy trên một guồng xoay bất tận. Họ luôn phải tạo ra cái mới, nhưng chẳng bao giờ có đủ thời gian để làm việc ấy. Hội chứng fast-fashion ngày nay không chỉ xuất hiện ở những Zara, H&M mà đã lan đến cả các thương hiệu cao cấp nhất.
Cũng chọn cách ngẩng cao đầu bước đi như Raf Simons, Marc Jacobs đã bỏ Louis Vuitton danh giá lại sau lưng để được toàn tâm toàn ý chăm sóc cho "đứa con riêng" của mình. Chỉ sau một vài mùa, ông đã lại có thể khiến người ta mơ mộng, lạc lối giữa các thiết kế của mình, điều đã vắng đi rất lâu trong khoảng thời gian ông phải ôm đồm vị trí giám đốc sáng tạo cho cả hai thương hiệu.
Galliano cũng đã trở lại với làng mốt. Cường độ làm việc điều độ và tinh thần khiêm nhường của Maison Margiela có lẽ phù hợp với vị giám đốc sáng tạo này hơn, bởi trong những tấm ảnh được phóng viên chụp gần đây, nụ cười hạnh phúc và khỏe mạnh lúc nào cũng nở trên môi ông. Với người làm thời trang, không có niềm vui nào hơn được mãi sáng tạo, nhưng cũng sẽ chẳng có gì đau hơn khiến cho chính sự sáng tạo hủy diệt mình.


Giá thắt lưng da cá sấu

Thắt lưng da cá sấu giảm giá

giá ví da cá sấu