Yến sào được biết đến là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Yến sào cũng được chế biến rất đơn giản, không cầu kì và mất nhiều thời gian. Yến sào thường được chế biến theo cách cơ bản nhất là chưng yến sào. Tuy nhiên, nếu không biết cách chưng yến sào thì có thể sẽ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng có trong yến sào. Vậy cách chưng yến sào các loại giữ nguyên chất dinh dưỡng là như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

1. Nguyên tắc chung

Dù chưng loại yến sào nào theo cách nào thì cũng đều phải chưng yến sào theo một nguyên tắc chung nhất đó là tổ yến được chưng riêng và các nguyên liệu phụ được cho vào sau, chứ không chưng cùng lúc hai loại nguyên liệu

cach-chung-yen-sao-cac-loai-giu-nguyen-chat-dinh-duong

2. Cách chưng yến sào các loại

– Thời gian chưng:

Yến sào có nhiều loại như tổ yến huyết, bạch yến, chân yến…tùy vào từng loại yến sào mà có cách chưng khác nhau, cụ thể:

+ Yến huyết: Yến huyết là loại có sợi cứng nhất nên tốn nhiều thời gian trong chế biến. Yến huyết phải chưng trong vòng 1h và được ủ nóng trong khoảng 2h để yến nở đều và sợi mềm ngon mà không mất các dưỡng chất. to yen

+ Yến thường: Yến thường thì chỉ cần chưng trong khoảng thời gian 30 phút là được.

– Quy trình chưng yến sào:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:

10g yến (~ 1 tai yến) (Yến đã được làm sạch mua về chỉ việc cho vào chế biến, nếu bạn có thời gian thì có thể mua tổ yến thô còn lông về làm sạch tổ yến rồi mới chế biến)
300 – 350ml nước sạch
30g/~ 6 muỗng cà phê đường phèn hạt (được tặng kèm – Có thể thay đổi tùy khẩu vị người dùng)
3 – 4 sợi gừng (gừng lát cắt sợi)
3 – 6 quả táo tàu (tùy ý)

Bước 2: Ngâm tổ yến sào

Bạn cho tổ yến đã được làm sạch vào một cái chén hoặc một cái thố nhỏ rồi đổ nước ngập yến.

cach-chung-yen-sao-cac-loai-giu-nguyen-chat-dinh-duong.

Bước 3: Chưng đường phèn hoặc chưng cách thủy

Bạn đặt chén (hay thố nhỏ) ở trên vào nồi đã chuẩn bị từ trước rồi đổ nước vào nồi đến khi ngập 1/4 chén thì dừng lại. Sau đó, bạn đậy nắp lại và đun với lửa nhỏ chừng khoảng 20 – 30 phút hoặc có thể ít hơn tùy vào từng loại yến. Riêng đối với yến huyết thì bạn nên chưng trong vòng 1h để đảm bảo sợi yến được mềm.

Khi hết thời gian bạn mở nắp thấy sợi yến đã mềm thì tắt bếp cho một chút đường phèn tùy vào khẩu vị của từng người. Ngoài ra, bạn có thể cho thêm vài lát gừng vào chén tổ yến chưng đường phèn. yen sao khanh hoa

– Bảo quản yến sào:

Yến sào sau khi chưng nếu không dùng hết thì bạn hãy bọc kín lại và để trong tủ lạnh, khi lấy ra dùng tiếp thì hãy đung nóng trước khi ăn. Nếu phát hiện thấy nấm mốc thì bỏ ngay, không tiếc ăn vào lại mắc bệnh.

3. Một số lưu ý khi chưng yến sào

– Bạn không nên cho quá ít nước vào yến sào mà hãy cho nước ngập quá lượng yến muốn chưng

– Nấu với lửa nhỏ và giữ nhiệt độ ổn định ở khoảng 80 độ C

– Tùy vào từng loại yến mà thời gian chưng yến phải đủ lâu

– Cho đường phèn vào giai đoạn cuối cùng sau khi tắt bếp chứ không nên cho trong quá trình đun vì như thế sẽ làm cho yến không thể chín được

– Chưng yến với nhiệt độ thích hợp

Trên đây là cách chưng yến sào hiệu quả, các bạn có thể nhớ kĩ những thông tin trên để khi chế biến sẽ không mắc phải sai lầm và đảm bảo khi sử dụng yến đạt hiệu quả cao nhất, hấp thu tối đa chất dinh dưỡng cho cơ thể.