Vải địa kỹ thuật chống thấm áp dụng hệ thống vật liệu và công nghệ xử lý bền vững của các cường quốc hàng đầu về khoa học công nghệ – đặc biệt là công nghệ vật liệu như: USA, CHLB Đức, Thụy Sỹ, Anh Quốc, Malaysia……..
Xem thêm bài viết: Máy đo đường huyết , Bơm Insulin
NGUYÊN ĐỨC - NHÀ SX VẢI ĐỊA KỸ THUẬT LỚN NHẤT VIỆT NAM
Hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7
Hotline: 0902.260.099
Chất lượng tạo nên sự khác biệt, uy tín xây dựng nên thương hiệu


Đội ngũ chuyên viên kỹ thuật được đào tạo cơ bản kỹ năng của chuyên ngành chống thấm & bảo vệ chống ăn mòn công trình. Mỗi hạng mục công trình sau khi được xử lý chống thấm & bảo vệ đều được bảo hành chuẩn mực.
Vải địa kĩ thuật được chế tạo từ những sản phẩm phụ của dầu mỏ, từ một hoặc hai loại polymer (polyamide) như polyester và/hoặc polypropylen. Tùy theo hợp chất và cách cấu tạo, mỗi loại vải địa kĩ thuật có những đặc tính cơ lí hóa như sức chịu kéo, độ dãn, độ thấm nước, môi trường thích nghi v.v…khác nhau.
Hầu hết các sản phẩm có mặt tại Việt Nam đều được chế tạo bằng polyester và polypropylen. Vải địa kĩ thuật được chia làm ba nhóm chính dựa theo cấu tạo sợi: dệt, không dệt và vải địa phức hợp.
Nhóm dệt gồm những sợi được dệt ngang dọc giống như vải may, như vải địa kĩ thuật loại dệt polypropylen. Biến dạng của nhóm này thường được thí nghiệm theo 2 hướng chính: hướng dọc máy, viết tắt MD (machine direction) và hướng ngang máy, viết tắt CD (cross machine derection). Sức chịu kéo theo hướng dọc máy bao giờ cũng lớn hơn sức chịu kéo theo hướng ngang máy. Vải dệt thông thường được ứng dụng làm cốt gia cường cho các công tác xử lí nền đất khi có yêu cầu.
Nhóm không dệt gồm những sợi ngắn và sợi dài liên tục, không theo một hướng nhất định nào, được liên kết với nhau bằng phương pháp hóa (dùng chất dính), hoặc nhiệt (dùng sức nóng) hoặc cơ (dùng kim dùi).
Nhóm vải phức hợp là loại vải kết hợp giữa vải dệt và không dệt. Nhà sản xuất may những bó sợi chịu lực (dệt) lên trên nền vải không dệt để tạo ra một sản phẩm có đủ các chức năng của vải dệt và không dệt.