Một số nguyên nhân gây Lười ăn ở bé, bé hay ốm, bé hay ho và cách khắc phục bạn có thể tham khảo:
A) Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bébiếng ăn:
A1) Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn , thời gian chuyển tiếp chế độ ăn.
a) Những sai lầm trong chế biến thức ăn cho trẻ:
+ Hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt.... xay nhuyễn và cho bé ăn hết ngày này qua ngày nọ, gây cảm giác ngán.
+ Chỉ cho bé ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng.
+ Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến lúc 2, 3 tuổi.
+ Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương vân vân làm trẻ khó tiêu hóa.
+ Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.
b) Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp:
+ Ăn dặm quá sớm (trước khi bé tròn 4 tháng).
+ Ăn cơm quá sớm trong khi trẻ mọc răng chưa đủ để nhai cơm.
A2) Biếng ăn do bệnh lý:
+ Suy dinh dưỡng.
+ Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan.v.v...) , virus.
+ Bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột.
A3) Biếng ăn sinh lý: bé vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc trẻ biết lẫy, ngồi, đứng và đi.v.v... Sau đó, bé trở lại ăn uống bình thường.
A4) Biếng ăn do thuốc: Do dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hay thuốc kích thích ăn’’. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ Lười ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở bé dưới 2 tuổi).
A5) Biếng ăn của cha mẹ: Do cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các bé cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng con Biếng ăn mặc dù bé vẫn tăng cân , tăng chiều cao tốt.
A6) Biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú.
Ngoài ra, trẻ còn có thể bị Biếng ăn như sau khi tiêm phòng hoặc sau chấn thương.
B) Các biện pháp khắc phục bé:
B1) Trẻ Biếng ăn do sai lầm trong kỹ thuật chế biến thức ăn , thời gian chuyển tiếp chế độ ăn: Tránh kéo dài thời gian cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn. Không cho trẻ ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên cho bé.
B2) Lười ăn tâm lý: Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh , kiên nhẫn tìm hiểu vì sao bé không chịu ăn. Cần tránh các hành vi ép buộc như đè trẻ ra đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đánh cho bé khóc để bé nuốt.v.v.... Khi bé hay ốm, nếu trẻ khó uống thuốc, cha mẹ hãy trình bày với bác sĩ để bác sĩ cho thuốc dễ uống, không cần phải cho thuốc vào thức ăn để đánh lừa bé. Hãy cho bé ăn một cách thoải mái, bột, sữa có thể dây vào áo một chút cũng không sao.
B3) Lười ăn do bệnh lý: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà bé thiếu; xổ giun cho trẻ 6 tháng 1 lần; giữ gìn vệ sinh răng miệng; điều trị bệnh nhiễm trùng.
B4) Biếng ăn sinh lý: Trong giai đoạn Lười ăn sinh lý, các bậc cha mẹ không nên nóng lòng tự ý dùng các loại thuốc bổ hay thúc ép bé ăn. Hãy kiên nhẫn cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ.v.v... để chờ trẻ ăn trở lại.
B5) Biếng ăn do thuốc: sử dụng các men vi sinh hay sữa chua để cấy lại vi khuẩn đường ruột cho bé; tránh sử dụng thuốc bổ khi không có đơn của bác sĩ; tránh dùng thuốc kích thích ăn.
B6) Lười ăn bẩm sinh: Đối với các trẻ không đòi ăn bao giờ, cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ dinh dưỡng.