Thời gian qua, tại các địa phương ở Thanh Hóa thi nhau mọc lên các khu chợ " hoành tráng" với giá xây dựng lên đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, chợ thì cứ xây, còn người thì chẳng thấy đâu..

>> Tìm hiểu thêm: Dự án chung cư Eco Green City Nguyễn Xiển - Nơi cuộc sống tiện nghi

Theo lẽ thường thì việc vốn xây dựng cao sẽ dẫn đến việc giá thuê mặt bằng đắt. Tuy nhiên, nghịch lý tại đây là mặt bằng các khu chợ đã được chính quyền các địa phương giảm xuống rất nhiều, thậm chí miễn hết tất cả các loại phí vào chợ nhưng vẫn không có thương lái nào tới.

Cụ thể là chợ Quảng Thạch tại xã Quảng Thạch, Quảng Xương với vốn xây dựng lên tới 1,6 tỷ đồng được lấy từ chương trình 257 (chương trình hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các xã bãi ngang ven biển) của Chính phủ. Được xây dựng trên diện tích 4000 m2 đảm bảo cho các tiểu thương có thể tự do, thoải mái buôn bán. Tuy nhiên, chỉ sau 1 tháng đưa vào hoạt động, chợ đã bị bỏ hoang do các tiểu thương chê, sau đó tự di dời sang các chợ lân cận khác.

Tương tự chợ Quảng Thạch là chợ Giàng ở xã Hoằng Kim, Hoằng Hóa được chủ đầu tư là Công Ty CP đầu tư xây dựng Việt Hưng bỏ ra hơn 14 tỷ đồng để xây dựng lên với mục đích thay thế chợ Giàng đã cũ, chật hẹp và xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, từ sau khi khánh thành vào tháng 10/2012 đến nay thì " khu tổ hợp " diện tích lên tới 5.155m2 vẫn vắng tanh vắng ngắt do không ai đến thuê.



Mặc dù có đầy đủ các tiện ích, các công trình phụ trợ như khu để xe, nhà kho, nhà vệ sinh, nơi thu gom rác thải, điện, nước, chiếu sáng đầy đủ. Nhưng chợ Giàng "mới" vẫn bị bỏ hoang. Lý do được các tiểu thương đưa ra là mức giá thuê mặt bằng tại đó quá đắt lên tới 200 nghìn - 300 nghìn đồng, đắt hơn gấp 10 lần so với chợ Giàng cũ.

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều chợ tiền tỷ bị bỏ hoang tại Thanh Hóa vì nhiều nguyên nhân như giá cả hay tập quán sinh hoạt buôn bán của người dân. Theo ông Hoàng Văn Hùng - Giám đốc sở công thương Thanh Hóa thì việc các chợ xây mới vẫn bị bỏ hoang chủ yếu là do phong trào thi đua giữa các địa phương. Chỉ xây dựng lên theo phong trào mang tính chất chủ quan mà không tính đến nhu cầu giao lưu hàng hóa, phong tục tập quán của người dân làm lãng phí hàng chục tỷ đồng.

Hiện tại, Sở Công Thương Thanh Hóa cùng các ban ngành địa phương đang tiến hành kiểm tra, quy hoạc lại các chợ trên địa bàn để có biện pháp khắc phục hợp lý nhất.

Đối với những chợ có khả năng thu hút tiểu thương nhưng mức giá còn chưa hợp lý thì chính quyền sẽ bàn bạc với doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư để điều chỉnh giá lại sao cho hợp lý với túi tiền của người dân. Sau đó tiến hành vận động tiểu thương vào chợ. Còn những khu chợ không có trong quy hoạch hoặc không thể thu hút được các tiểu thương thì sẽ được chính quyền địa phương cải tạo để thay đổi mục đích sử dụng tránh bỏ hoang, lãng phí

Nguồn: datxanhmienbac.info/thanh-hoa-cho-tien-ty-hoanh-trang-da-du.html