Chuyên mục “ Tôi đã thành công” của công ty Môi trường Minh Việt (MIVITECH) đang được rất nhiều khách hàng yêu mếm và tín nhiệm. Nguyên nhân mà tôi muốn giới thiệu với các bạn về bài viết này đó là vì nhu cầu cần thiết, cấp thiết, “ Đừng biến môi trường chúng ta thành bãi rác” là điều mà cứ thôi thúc tôi chia sẻ bài viết này. Để môi trường sống trong sạch thì mỗi người trong chúng ta cần trách nhiệm và giúp bảo vệ môi trường sống của chính các bạn và những người xung quanh.

Trường hợp điển hình trong việc thành công từ xử lý rác thải sinh hoạt thành phân Compost.
Theo nguyên tắc của biện pháp vệ sinh môi trường là cần có khu xử lý theo dây chuyền công nghệ đã qui định, nhưng do điều kiện kinh phí có hạn, chưa xây dựng được khu xử lý cho nên trước mắt nước rác được thải ra hố chứa, rồi dùng hóa chất xử lý sau đó thải ra ngoài (dùng máy bơm).

2. Quan trắc môi trường khi bãi rác hoạt động:

Để nhận định môi trường có bị ô nhiễm hay không ta cần thiết tiến hành kiểm soát nước rác gồm các loại sau:
– Thành phần nước rác.
– Kiểm soát lượng nước mặt.
– Kiểm soát lượng nước ngầm

3. Khởi động bãi rác và ngăn chặn ô nhiễm môi trường :

– Rác thải sinh hoạt được thu gom bằng xe chuyên dụng đến đổ vào bãi chôn rác. Sau mỗi ngày phải phun chế phẩm EM, hóa chất diệt ruồi, hóa chất Bokashi với định mức như sau :
+ Chế phẩm EMTECH-GREEN: 0,6 lit/tấn rác
+ Hóa chất diệt ruồi: 0,0041 lít/1 tấn rác
+ EMTECH-BKS: 0,345kg/tấn rác
– Phủ một lớp đất dày 20 cm lên trên.

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT THÀNH PHÂN COMPOST

1. Cơ sở lựa chọn phương án công nghệ:

I.1. Tính khả thi về mặt môi trường

Về mặt môi trường đối với công nghệ xử lý rác thải được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
– Không được phát sinh ra các chất thải thứ cấp có khả năng gây ô nhiễm và tác động đến môi trường.Nghĩa là công nghệ xử lý rác thải phải bao hầm tất cả giải pháp kỹ thuật và công nghệ hỗ trợ nhằm xử lý triệt để và thỏa mãn các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường đối với các chất thải thứ cấp sinh ra trong suốt các quá trình vận chuyển, tập kết, phân loại và xử lý rác như:
+ Nước rác
+ Khí thải
+ Mùi hôi
+ Cặn bùn từ hệ thống xử lý nước rỉ rác và các loại nước thải khác
+ Các thành phần trơ còn lại được tách riêng khỏi phân rác (khi dùng công nghệ ủ rác làm phân).
– Không được để nước rác thấm xuống đất gây ô nhiễm các tầng nước ngầm.
– Hạn chế đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được sự phát sinh các loài ruồi nặng, côn trùng, vi trùng, gặm nhấm
– Không gây ra các tác hại lâu dài về mặt gen và di truyền học.



Ảnh minh họa

I.2. Tính khả thi về mặt kỹ thuật

Tính khả thi về mặt kỹ thuật đối với công nghệ xử lý rác thải được đánh giá qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
– Công nghệ xử lý được chọn ( kể cả các công nghệ phụ trợ kèm theo) phải đảm bảo tính phù hợp và đảm bảo với diễn biến thành phần và tính chất rác thải Tỉnh Đăk Nông trong mọi điều kiện khí hậu, thời tiết hay các chế độ thủy văn nào của khu vực xử lý rác sinh hoạt.
– Điều kiện cơ sở vật chất (ví dụ như: Mặt bằng, cấp điện, cấp nước, tiêu thoát nước, giao thông, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy….) phải thõa mãn các yêu cầu liên quan đến việc thi công và vận hành khu xử lý rác sinh hoạt.
Trong suốt quá trình thi công, xây dựng và vận hành khu xử lý rác sinh hoạt thì các yêu cầu về mặt kỹ thuật của công nghệ xử lý rác sinh hoạt ( ví dụ như: tiêu chuẩn lốp lót chống thấm dưới đáy chôn lấp rác hợp vệ sinh) phải được thõa mãn đầy đủ.
– Phải đảm bảo khả năng cung cấp, bảo trì, sữa chữa các trang thiết bị kèm theo, CB –CNV quản lý và vận hành khu xử lý rác sinh hoạt phải làm chủ được công nghệ.
– Các sản phẩm đầu ra của công nghệ xử lý nếu có phải đảm bảo một số chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản và không gây tác hại đối với môi trường và sức khỏe công động trong quá trình sử dụng chúng.
– Phải có đầy đủ các biện pháp kỹ thuật và công nghệ thay thế khi cần thiết ( để đối phó với những tình huống bất trắc có thể xảy ra, đặc biệt đối với các mảng môi trường liên quan đến khu xử lý rác sinh hoạt.)

Lựa chọn công nghệ:

Căn cứ vào cơ sở lựa chọn công nghệ đều có ưu nhược điểm riêng, rất khó đánh giá, phụ thuộc vào thành phần chất thải vào điều kiện sẵn có của địa phương.Khu vực dự án là khu nông thôn, điều kiện kỹ thuật, cơ sở hạ tầng còn kém nên các công nghệ đòi hỏi vốn đầu tư chi phí vận hành cao, kỹ thuật vận hành khó không thích hợp, do đó mô hình lựa chọn công nghệ ủ phân Compost.

Các bạn tìm hiểu thêm Vui lòng Click tại đây

Vì vậy chọn phương án sản xuất phân compost bằng cách phân hủy hiếu khí trong các hầm kín với sự cấp khí tự nhiên vì:

• Các hầm ủ kín dễ xây dựng và chi phí tiết kiệm giúp tránh những cấn đề có liên quan đến thời tiết như mưa, gió…
• Quy trình ủ xảy ra trong các hầm kiện nên dễ kiểm soát mùi hôi, nước rác phát sinh, và các yếu tố kỹ thuật như nhiệt độ, độ ẩm,… có thể được điều kiển duy trì theo yêu cầu của quá trình ủ.
• Hạn chế chi phí năng lượng vận hành hệ thống cấp khí tự nhiên vì sử dụng cấp khí tự nhiên.
• Công nghệ đơn giản, chiếm ít diện tích đất.

Ngoài việc cấp khí tự nhiên, hầm ủ cần được cung cấp nước rỉ tuần hoàn từ quá trình ủ, việc làm này sẽ tăng lượng vi sinh phân hủy có ích trong khối ủ, duy trì được độ ẩm khổi ủ, cung cấp lại Nito trong quá trình compost và trên hết là sẽ không phát sinh nước thải ra môi trường ngoài. Ngoài ra, để đảm bảo rằng lượng nước rỉ rác này được xử lý hoàn toàn và không gây ảnh hưởng đến môi trường trong trường hợp phát sinh nước rỉ rác nhiều do rác có độ ẩm cao hay vào mùa mưa, nước mưa dễ ngầm vào rác tại khu tiếp nhận nên ao sinh học được bổ sung xây dựng để xử lý phần nước rỉ dư này.Nước rác sẽ được xử lý bằng ao sinh học nhờ thực vật nước.

10. Giới thiệu quy trình xử lý rác thải thành phân compost

10.1 Thuyết minh về phân compost

Quá trình ổn định sinh hoá các chất hữu cơ để hình thành các chất mùn nhờ vi sinh vật hiếu khí, với quy trình sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi trường tối ưu cho quá trình rác phân huỷ thành mùn chính là quá trình ủ phân hữu cơ làm phân hữu cơ ở quy mô công nghiệp. Trong nông nghiệp và trồng vườn thì các sản phẩm tao thành là phân hữu cơ mùn được sử dụng nhiều nhất.


Các bạn có thể tìm hiểu thêm Vui lòng Click tại đây

Chất thải rắn được sử dụng chính là rác hữu cơ được phân loại bằng máy hoặc bằng thủ công qua các hệ thống băng chuyền. Sau khi phân loại rác được đưa vào máy nghiền để có kích thước đồng nhất, sau đó được trộn thêm bùn cống rãnh, cặn hầm cầu để điều chỉnh tỷ lệ C:N khoảng 7-12 lần rồi được đưa vào quá trình lên men hiếu khí (phân huỷ sinh học) trong các thiết bị khác nhau. … Quá trình lên men hiếu khí cần có sự cấp không khí cho vi sinh vật. Việc cấp khí có thể dưới dạng tự nhiên hoặc cưỡng bức tuỳ theo điều kiện diện tích, kinh phí đầu tư và vận hành. Sau quá trình phân huỷ, chất thải trở lên xốp được đưa sang khu ổn định và chế biến để thành phân mùn thành phẩm.