Ở các chùa chiền tại nước ta hình ảnh tượng phật luôn là hình ảnh đặc trưng và trong đó đa phần thờ hai vị hộ pháp với một bên có gương mặt thiện và một bên có gương mặt ác. Nhắc đến tượng phật Hộ Pháp không phải ai cũng biết đến. Hình ảnh tượng này có vai trò và ý nghĩa như thế nào, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Với hình tượng của một vị tướng trong tư thế đứng hay ngồi. Trong khi ở miền Bắc các vị Hộ Pháp thường hay cưỡi cá sấu còn tại miền Nam thì thú cưỡi được thay thế bằng rồng và mây. Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta không hề biết đến hình tượng của các vị hộ pháp này mà chỉ thông qua sự miêu tả của phật pháp về các ngài để họa nên tượng tỏ lòng thờ cúng.
Hiện thân của Hộ pháp - Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát thường xuất hiện ở dạng tướng tại chùa, đạo tràng, tháp Phật, kinh điển, người thọ trì Kinh như: Thiện Thần, Chư Thiên, Thần Kim Cang, Tứ Thiên Vương, Thủ Hộ Già Lam… Mộ số khác lại cho rằng ngài Hộ Pháp lại là thần Kim Cang hay Thiên đại tướng quân Vi Côn, hóa thân của Bồ tát Quan Thế Âm, ...

Tuy hiện thân ở nhiều hình tượng khác nhau theo từng quan niệm, đạo giáo song tựu chung ngài Hộ Pháp ủng hộ Phật giáo, không để ma quỷ, tà môn bàng đạo và người xấu có ác tâm xâm hại, cảnh tỉn con người khỏi điều xấu.
Phật giảng dạy con người nên làm điều thiện tránh xa cái ác, theo đúng châm ngôn gieo nhân nào gặt quả ấy qua hai vị Hộ Pháp.
Hiện nay tại các ngôi chùa thông thường thờ thờ tượng ông Khuyến Thiện và ông Trừng Ác nhằm thể hiện sự tồn tại của hai yếu tố thiện và ác mà ranh giới của chúng vô cùng mỏng manh. Song theo kinh điển Phật giáo chỉ nhắc đến một vị Hộ Pháp Vi Đà. Phật cũng dạy không chỉ có các vị thần linh mới là hiện thân của Hộ Pháp mà trong đời sống thường ngày những người hay giúp đỡ người khác cũng được coi là Hộ Pháp.

Xem thêm: đồ thờ