Căng da mặt không cần phẫu thuật

Nịnh chồng không chỉ làm đẹp lòng chàng mà còn khiến vợ chồng thêm gần gũi, gắn bó. Lời khen sẽ giúp người được khen nỗ lực khắc phục khuyết điểm và tự hoàn thiện mình. Vì vậy đừng tiết kiệm lời khen, hãy tìm ra những ưu điểm của người bạn đời và bắt đầu khen chàng từ những cố gắng nhỏ nhất.



Nịnh phải biết cách

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, suy nghĩ, lời nói và hành động của vợ ảnh hưởng rất lớn đến thái độ và trách nhiệm của người chồng đối với gia đình. Nịnh chồng không chỉ làm đẹp lòng chàng mà còn khiến tình cảm vợ chồng thêm gần gũi, gắn bó thế nhưng nhiều cặp vợ chồng quan niệm, lấy nhau về hàng tá việc phải lo, còn đâu thời gian và công sức dịu dàng, ngọt ngào với nhau. Tất nhiên, nịnh chồng cũng phải biết cách, phải biết khen chồng đúng nơi, đúng lúc, biết nâng cao vị thế của chồng trong gia đình và khéo léo lồng sự góp ý vào lời khen để chồng thấy ưu điểm và cả khuyết điểm của mình. Nhờ biết “khai thác” đúng điều này, nhiều người vợ đã thành công trong việc giữ gìn hạnh phúc, biến các ông chồng ham vui sống có trách nhiệm với gia đình hơn.
Đừng bao giờ nói với chồng câu “ Anh có làm được không hay để em nhờ người?”.Các ông chồng làm được nhiều việc hơn các bà vợ , chỉ có điều, họ cần chút “doping”.


Những câu chuyện nhặt


Vừa thấy chúng tôi đến chơi, chị đã “lôi” tội anh rể ra kể lể. Chuyện là: Chị rất thương anh, muốn để anh nghỉ ngơi nên một mình chị thường dậy sớm, đi lấy hàng, dọn hàng rồi bán hàng. Thế mà anh không biết nghĩ cho vợ, chiều qua, thấy cô hàng xóm dọn hàng, lại lăng xăng chạy ra giúp, khiến chị rất bực. Anh lại có lý riêng của mình: Nó nhờ tôi, chả nhẽ tôi lại bảo không à? Bà có thèm nhờ tôi bao giờ đâu? Tôi làm gì bà cũng sợ hỏng…
Hồi bé, nhà tôi ở khu tập thể, các gia đình rất gần gũi và thân thiết với nhau. Trong khu, có vợ chồng cô Hoa là ít va chạm, cãi nhau nhất. những ngày cuối tuần, trong khi nhiều ông bố tụ tập đánh cờ, chè thuốc thì chú Toản lọ mọ lôi hết đồ đạc trong nhà ra sửa chữa, lau chùi. Còn cô Hoa thì dọn dẹp nhà cửa, lo nấu những món ăn thơm nức mũi. Tới trưa, khi nhiều gia đình còn chưa biết ăn món gì, đã thấy cô Hoa, tay cầm đũa ra cửa bếp gọi: “Anh Toản ơi, vào ăn cơm. Các con ra mời bố ăn cơm nào”, và cả gia đình vui vẻ quây quần bên mâm cơm ấm cúng, hạnh phúc. Bọn trẻ con chúng tôi, đôi lúc thấy bố mẹ “cọ kẹ” lại thầm hỏi, sao không thấy cô Hoa, chú Toản cãi nhau như thế nhỉ. Bọn trẻ chúng tôi hay trêu mấy đứa con nhà chú: “Sao mẹ mày điệu thế. Lúc nào cũng anh Toản ơi, anh Toản à? Bố mẹ bọn tao toàn bố nó/mẹ nó cho nhanh gọn”. Ấn tượng nhất là Các ông chồng thấy thế thì bảo: “Cô Hoa nấu ăn ngon và nhẹ nhàng, nên khéo giữ lửa gia đình”, còn các bà vợ lý sự: “Giá chồng mình cũng chịu khó, chăm chỉ như chú Toản, thì nấu ăn cầu kỳ mấy họ cũng làm được”. Ít ai trong chúng tôi biết rằng, chính sự nhẹ nhàng, tình cảm của cô Hoa đã biến chú Toản, từ một người không biết làm gì thành người làm gì cũng khéo, cũng giỏi.


Cô bạn tôi cũng áp dụng triệt để “bài thuốc” nịnh chồng. Hồi sinh viên, chả có gì là bạn không làm được, thậm chí còn là “người đàn ông” trong mấy đứa ở chung phòng. Thế mà từ hồi yêu chồng, bạn tự biến thành “nai toàn tập” bao giờ chả rõ. Đi chơi đâu, anh ấy lo cầm túi cho bạn vì sợ bạn… bỏ quên hoặc đánh rơi. đi đâu thì anh ấy đưa đi vì… sợ bạn lạc đường. Tới khi lấy nhau, bố mẹ chồng “cảnh báo”: “Nó không biết làm gì đâu”, bạn chỉ tủm tỉm cười. Chỉ hai tháng sau đó, bạn khiến bố mẹ chồng vô cùng kinh ngạc khi thấy con trai mình thay đổi 180 độ từ ngày lấy vợ. Anh không chỉ làm tốt các việc trong nhà như sửa chữa , mà còn biết cả đi chợ, nấu cơm, chăm vợ bầu bí… Chia sẻ bí quyết, bạn thỏ thẻ: “Tối tối, mình thủ thỉ nịnh chồng, dù ông ý lèm bèm và chê “vợ già”, “chỉ được cái nhõng nhẽo”, nhưng mắt cứ tít lại vì sung sướng”. Bạn tôi bảo, may gặp bạn tôi, chồng mới được như vậy, chứ gặp ai tháo vát, giỏi giang chắc chồng đã ỉ lại như hồi chưa cưới vợ.