Trước đây, trong giao dịch bất động sản (BĐS) can ho diamond lotus nói chung, vàng, đôla được coi là phương tiện tham chiếu, quy đổi, thanh toán rất phổ biến để bảo toàn giá trị sản phẩm. Song, vài năm lại đây, tốc độ tăng giá chóng mặt của vàng và đô-la đã khiến các phương tiện "giữ giá" này mất dần vị thế.

Theo tính toán của TS. Nguyễn Đức Độ từ Bộ Tài chính, trong 10 năm qua, đồng Việt Nam đã mất giá khoảng 50% so với đô-la, từ mức khoảng 14.000 đồng/USD vào năm 2000 lên mức khoảng 21.000 đồng/USD năm 2010. Trong đó, nếu mức độ mất giá của đồng Việt Nam so với đô-la trong giai đoạn 2000-2007 chỉ vào khoảng 2%/năm, thì con số này giai đoạn năm 2007-2010 lại lên tới khoảng 10%/năm.

Ngoài ra, giá vàng trong một thập kỷ qua cũng đã tăng từ mức 5 triệu đồng/lượng năm 2000 lên mức 37-38 triệu đồng/lượng hiện nay. Tính trung bình, giá vàng tăng khoảng 21-22%/năm. Riêng những năm gần đây, giá vàng đều tăng cao, từ 24-30%/năm.

Với người mua, việc quy chiếu theo giá vàng, đôla đã gây rất nhiều bất lợi, phiền toái và thiệt thòi, đó là chưa kể đôla còn không được pháp luật cho phép. Do đó bên bán dù muốn bảo toàn lợi ích cũng khó lòng được bên mua chấp nhận.

Câu chuyện ban đại diện khách hàng dự án chung cư Hattoco (Hà Đông) liên tục khiếu nại, tranh đấu và đã thành công với chủ đầu tư dat nen dau giay khi đơn vị này áp dụng tính giá bán căn hộ theo giá đôla hồi quý III/2010, là điển hình cho mâu thuẫn, tranh chấp lợi ích về bảo toàn vốn giữa người bán và người mua trong bối cảnh đồng Việt Nam liên tục mất giá mạnh.

Trong bối cảnh thị trường khá chững, mà giá ngoại tệ chủ chốt này liên tục tăng cao, sức mua phân khúc căn hộ hạng trung, cao cấp (thường được niêm yết bằng giá đô-la/m2) khi ấy đã sụt giảm đáng kể. Trước tình hình đó, hàng loạt chủ đầu tư dự án khác tại Hà Nội như Mulberry Lane, Park City, Indochina Plaza... đều nhanh chóng thay đổi chiến thuật, chuyển sang lấy lòng khách hàng bằng cách niêm yết bằng tiền Việt, chốt ngay giá đôla cố định

Hà Nội: Chạy đua nước rút bán căn hộ

Cho đến nay, hầu hết dự án can ho vung tau gần như không còn tình trạng niêm yết và bán theo giá đôla. Song để cân đối lợi nhuận, đảm bảo suất đầu tư trước bối cảnh lạm phát và các bất ổn vĩ mô, từ quý I/2011, nhiều chủ đầu tư lớn đã nghiên cứu chuyển sang áp dụng phương pháp điều chỉnh giá mua bán nhà theo chỉ số giá (CPI) hoặc chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng công bố hàng quý.
Theo các chuyên gia, việc điều chỉnh giá theo CPI là một cách làm hợp lý, thể hiện một điểm nhìn chung, cùng chia sẻ khó khăn do lạm phát tăng cao giữa chủ đầu tư và người mua. Bởi lẽ, phần lớn các dự án chung cư hiện nay đều không theo kiểu "tiền trao cháo múc" như các loại hàng hóa thông thường mà thường kéo dài tiến độ đóng tiền từ 2-3 năm, kể từ khi xong móng - mở bán đến lúc bàn giao nhà.

Do đó việc tham chiếu bằng vàng hay đô-la - biến động giá theo ngày là không thoả đáng. Ngược lại, CPI là chỉ số giá của một thời đoạn - tỏ ra phù hợp hơn cả với loại hình mua kỳ hoá - hàng hoá giao theo kỳ hạn là bất động sản căn hộ, chứ không phải hàng hoá mua bất kỳ.