Du học Nhật thường sôi động vào kỳ nhập học tháng 4, vì thế vào thời điểm nửa sau tháng 3 hẳn có rất nhiều bạn ở Việt Nam sắp sang Nhật để đi học tiếng nhật, đi làm, đang tất bật chuẩn bị sắm sửa các thứ thủ tục giấy tờ cũng như mua sắm đồ đạc chuẩn bị cho cuộc sống mới. Và để giúp các bạn giải bài toán “mang gì sang Nhật” để không bị thiếu thốn những ngày đầu, nhưng cũng không mang thừa quá giới hạn trọng lượng của vé máy bay, Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về việc “nên mang gì sang Nhật”, do các cộng tác viên của Tôi, những người đang sống học tập và làm việc tại Nhật – những người đã từng đứng ở vị trí, mang những nỗi niềm giống với các bạn, trước khi đến với đất nước mặt trời mọc, qua những tham khảo trên mạng, những lời khuyên của các đàn anh, đàn chị đi trước, đúc kết lại về những hành trang cần thiết bạn cần mang theo trước khi đến với Nhật Bản, trước hết là về mặt hành lý.
1. Giấy tờ
Passport (tối quan trọng) và vé máy bay, sau khi làm thủ tục ở sân bay Nhật Bản thì phải giữ thật cẩn thận Thẻ lưu trú (在留カード=ざいりゅうかーど), những thứ này nếu bị mất bị thất lạc sẽ phát sinh rất nhiều vấn đề, trong khi cuộc sống ở nước ngoài bạn còn phải học tập và làm việc với cường độ cao, nên phải hạn chế tối đa những sơ suất mất mát này.
Bằng cấp ở VN: Chỉ đem bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền (tốt nhất là cần được dịch sang tiếng Anh hoặc tiếng Nhật trước) của các tài liệu: Học Bạ Cấp 3, bằng tốt nghiệp (phổ thông, Đại học…) nếu có, Bảng điểm Đại học (nếu có), các giấy chứng nhận năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nhật…).
Ảnh thẻ: nên chụp ở VN thật nhiều rồi mang theo, vì trong thời gian đầu sẽ có nhiều thứ giấy tờ đòi hỏi phải có ảnh dán kèm, nếu không có sẽ phải chụp ở máy chụp ảnh tự động lấy ngay ở Nhật thì sẽ rất đắt (500 – 1000 yên/4 tấm, chưa kể nếu bạn không biết thao tác và chụp hỏng sẽ phải chụp lại nhiều lần). Nên mang sang ảnh 3×4 và 4×6, mỗi loại 15~20 tấm là ổn, lưu ý nền trắng chứ không phải nền xanh, và mặt bạn nên trông nghiêm túc và thiện cảm 1 chút, không nên hình sự hay đầu gấu quá, sẽ có ích khi làm hồ sơ xin việc làm thêm, …
Các giấy tờ khác như CMND, bằng lái xe, thẻ sinh viên, bản gốc của bất cứ giấy tờ gì… nên để hết ở nhà (trừ phi trường/cơ quan bên Nhật yêu cầu mang bản gốc sang, tuy trường hợp này rất hiếm), vì mang theo sang Nhật cũng không giải quyết được gì, và nhiều khi ở nhà cần có những giấy tờ đó thì lại không có. Giấy tờ tùy thân bằng tiếng Việt duy nhất có hiệu lực ở Nhật là hộ chiếu.
2. Trang phục:
Nhật có đủ 4 mùa xuân-hạ-thu-đông, tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta cần mang đủ cho 4 mùa. Tùy từng địa phương mà khí hậu sẽ ấm/lạnh khác nhau, để tìm hiểu các bạn có thể vào mạng tìm kiếm dự báo thời tiết của khu vực đó (ví dụ đi Tokyo thì vào google tìm kiếm “Tokyo weather” hay “東京天気予報”) sẽ biết thời gian đó nhiệt độ ở khu vực đó là bao nhiêu, thời tiết lạnh hay ấm. Nếu muốn biết rõ hơn có thể tìm được dữ liệu về nhiệt độ của những ngày khác trong quá khứ (từ trang chủ của Cục khí tượng Nhật).

Về quần áo: Cũng như nhiều thứ khác, các bạn nên mang đồ sang đủ dùng thời gian đầu và sau đó khi sang ổn định rồi thời tiết thay đổi thì mua thêm sau, chứ không nên mang quần áo đủ dùng cho cả năm kẻo quá cân không cần thiết. Khi các bạn mới sang, thường sẽ sang vào đợt tháng 4 hoặc tháng 10. Đợt tháng 4 thì tương đối lạnh, cho tới trung tuần tháng 4 thì nhiệt độ vẫn thường giữa ở mức dưới 15 độ C và có thể rớt xuống tới 2-3 độ, do đó cần chú ý mang đủ áo ấm cho thời gian này. Tuy nhiên sau đó thời tiết sẽ nóng lên đột ngột, nhất là từ tháng 5 trở đi, do đó có thể nói trang phục chính là trang phục mùa hè (các loại áo sơ mi mỏng, áo phông sang màu,…), tuy nhiên cũng cần cân nhắc giá cả khi mua tại Việt Nam vì nếu ở Việt Nam mà mua từ 400~600k, một chiếc áo thì bạn hoàn toàn có thể mua được bên Nhật với giá tương đương hoặc rẻ hơn, mà mẫu mã lại đa dạng, chất lượng cao hơn… Quan trọng hơn các bạn cũng không cần quá quan tâm tới gu thời trang ăn mặc của người Nhật, hãy chọn sao mà bản thân cảm thấy thoải mái, năng động và trẻ trung nhất, và dĩ nhiên không phản cảm ở chốn công cộng là được. Đợt tháng 10 thì khác, khi trang phục chủ yếu là dành cho mùa lạnh, áo ấm vá các loại quần áo có khả năng giữ nhiệt.
Về giày dép: bên Nhật có xu hướng đi giày nhiều hơn đi dép hay xăng đan (chú ý khi đi làm, đi xin việc, hay khi tham dự các buổi có không khí nghiêm trang, nghiêm túc thì tuyệt đối không đi xăng đan hay dép thường mà phải đi giày, giày bata cũng ko được). Ngoài ra, nếu ở VN đi 100m cũng dắt xe máy ra đi, thì ở Nhật việc bạn phải đi bộ 1-2 km là việc thường tình, nên nếu được thì nhớ chuẩn bị một đôi giày thể thao chuyên dùng để đi bộ (có lớp gối lót êm chân) sẽ đỡ mệt và tốt cho sức khỏe của bạn rất nhiều. Vì thế nên chuẩn bị sẵn từ 2-3 đôi giày để thay đổi cùng với tất (vớ) là điều nên làm trước khi sang Nhật.
Về mũ: Mình có để ý thấy một điều là nam giới người Nhật rất ít khi đội mũ, trừ mũ len, và mũ lưỡi trai phẳng kiểu hiphop, và thi thoảng có người điệu thì còn đội mũ cát. dù trời nắng, điều này khá khác với Việt Nam, thay vào đó bạn sẽ thấy không ít người cầm dù. Tuy nhiên, tôi vẫn khuyên các bạn nên chuẩn bị mũ vì nắng ở Nhật khá đắt và mũ cũng không thuộc loại rẻ (trên dưới 1000 yen (khoảng 175k vnd), loại thời trang có thể 3000-4000 yen).
3. Thiết bị điện tử:
Nếu mang đồ điện/điển tử ở Việt Nam sang, bạn hãy nhớ mang theo ổ cắm lỗ tròn chân dẹt, nếu không sẽ không thể cắm điện/cắm sạc vào ổ cắm dẹt của Nhật
Máy tính/laptop: Nếu sang để học ĐH hoặc cao đẳng hoặc sau ĐH, bạn sẽ cần phải sử dụng máy tính rất nhiều. Tuy bạn cũng có thể dùng máy tính của trường, của khoa, của phòng nghiên cứu của bạn, nhưng nếu có một chiếc laptop để cá nhân sử dụng thì chắc chắn sẽ tiện hơn. Về việc mua laptop ở Nhật hơn hay ở VN hơn thì, về chất lượng và cấu hình thì có thể nói mua ở đâu cũng có loại rẻ và loặi đắt, loại tốt và loại dở, tuy nhiên nếu xét giá cả thì với tình trạng đồng yên thấp như hiện nay, thì không có sự chênh lệch là mấy. Chỉ có 3 điều bạn cần chú ý:
4. Vật dụng cá nhân:
Nên mang đồ dùng cá nhân đủ dùng trong thời gian đầu, sau thời gian đầu khi bạn đã biết địa điểm nơi chốn, hoặc có senpai hướng dẫn thì có thể tự đi mua được, giá cả cũng khá rẻ và bền, không cần mang từ VN sang tất cả. Những thứ ban đầu nên nhớ mang sang thì tùy người, nhưng thường thì có thể có:
5. Lương thực thực phẩm:

Đồ ăn: Thường mọi người hay mang mì gói, ruốc, tôm khô, cá khô, muối tôm, phồng tôm, … Bản thân tôi thì thường mang 30-50 gói mì sang, vì dễ nấu, hợp khẩu vị, khi thèm có thể lấy ra ăn, và cũng vì mì gói VN ngon hơn và rẻ hơn nhiều so với Nhật.
Gia vị: Các gia vị mà Nhật không có: tương ớt cay, xì dầu, tương nếp, bột canh, mì chính (bột ngọt), bột nêm, bột canh tôm, sa tế, nước mắm, mắm tôm, mắm tép, mắm cáy, mắm ruốc, … hay hành củ (hành tím), hành phi, ớt tươi, giềng, dầu ô liu, … Những thứ khác như: Gừng, tỏi, hạt tiêu, ớt khô, tương ớt ngọt, muối, đường, nước cốt chanh, giấm, bột chiên xù, dầu hào, ketchup, mayonese, mù tạt, wasabi, dầu vừng, dầu dừa, … thì ở Nhật cũng có, giá rẻ nên không cần mang sang.
Nguyên liệu làm bánh ngọt thì ở Nhật có vô số, không cần mang sang.
Hạt dẻ ở Nhật rất đắt, có thể mang sang làm quà hoặc ăn chơi.
Đặc biệt chú ý các vấn đề về thực phẩm khi mang qua cửa sân bay