Phân bón là gì?
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. Trong đó:
Phân bón vô cơ là loại phân bón được sản xuất từ khoáng thiên nhiên hoặc từ hóa chất, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ hoặc các loại phân bón khác…
Trong bối cảnh biến động chung của nền kinh tế, phân bón - loại vật tư thiết yếu phục vụ ngành trồng trọt luôn biến động về giá và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản xuất. Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường phân bón trong nước.
Để tránh việc nhập nhèm phân bón chất lượng và kém chất lượng, làm gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật thì Doanh nghiệp phải có bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp theo Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/06/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón
Ngày 08/08/2013, Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT đã ra quyết định số 348/QĐ-TT-QLCL về việc chỉ định Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert là tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón. Mã số của Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert là: 01-0010-BNN.
Lợi ích của chứng nhận hợp quy phân bón:
Chứng nhận hợp quy phân bón là cách mà nhà sản xuất đưa ra bằng chứng tin cậy cho người sử dụng, cơ quan quản lý nhà nước rằng sản phẩm của họ đảm bảo chất lượng .
Sản phẩm phân bón đã được chứng nhận sẽ có sức cạnh tranh cao hơn, tìm được chỗ đứng trên thị trường, sức tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nhờ đạt được niềm tin của khách hàng.
Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm...