Một vài cách dùng dầu tràm cho gia đình
Dầu tràm được biết đến là loại dầu gió có công dụng cả từ bên ngoài lẫn bên trong. Không những chỉ sử dụng để bôi ngoài da chữa đau nhức, thoa lên các vết thương hở để sát trùng mà dầu tràm còn được sử dụng để uống cũng rất tốt. Không như các loại dầu thông thường, dầu tràm trong và có màu vàng nhạt, để lâu màu đậm hơn, mùi nhẹ nên lá còn được dùng để hãm như trà uống bình thường. Uống trà từ lá tràm giúp ấm bụng, trị đầy hơi khó tiêu, đặc biệt giúp long đờm, chữa ho và làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Trường hợp không có lá tràm tươi có thể pha từ 10 – 15 giọt dầu vào một ly nước ấm lớn và uống dần hoặc có thể nhỏ vài giọt dầu ra tay và xoa trực tiếp vào bụng, cổ và ngang mũi để trị đau bụng, ho và giúp thông mũi.
Dầu tràm có mùi thơm nhẹ đặc biệt và không gây nóng mạnh như các loại dầu khác. Các gia đình có trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi nên dùng dầu tràm cho bé thay vì các loại dầu khác vì da trẻ em rất nhạy cảm trong khi các loại dầu như khuynh diệp, bạc hà… có tính nóng mạnh không tốt cho trẻ. Khi dùng cho trẻ nên chú ý không bôi lên các vùng da nhạy cảm như mặt, trán, đầu; khi tắm cũng chỉ nên dùng từ 5 – 7 giọt và không cần tắm lại bằng xà phòng, lau khô và thoa thêm một chút dưới gam bàn chân để giữ ấm cho trẻ.
Dầu tràm thích hợp cho mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh tới người già đều có thể sử dụng, do đó còn gì ý nghĩa hơn khi dùng những chai dầu tràm để gửi cho những người mà bạn yêu thương nhỉ.

Xem thêm:
Công dụng của dầu tràm
Nhận biết dầu tràm nguyên chất