Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi, bổ sung những quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của luật cũ, tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Luật doanh nghiệp sửa đổi 2014 vừa được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 26/11 đã được phổ biến tới các doanh nghiệp. Theo đó, Luật doanh nghiệp sửa đổi 2014 có những điểm mới nổi bật như sau:

Thứ nhất, đăng kí kinh doanh.

Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2014 với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành công cụ kinh doanh rẻ hơn và an toàn hơn nhằm hấp dẫn nhà đầu tư, tăng cường thu hút đầu tư và huy động tốt mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 và khoản 3 Điều 31 Luật Doanh nghiệp 2014, thời hạn để cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các loại hình doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được rút ngắn từ 5 ngày làm việc (theo luật Doanh nghiệp 2005) xuống còn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Trên cơ sở đó, Luật DN sửa đổi 2014 đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi quy định giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh không bắt buộc ghi ngành nghề kinh doanh; Tách bạch giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh; Bãi bỏ các yêu cầu và điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng kí thành lập doanh nghiệp; Hài hoà thủ tục đăng kí doanh nghiệp với thuế lao động, bảo hiểm xã hội; Doanh nghiệp tự quyết con dấu, nội dung và hình thức con dấu; Doanh nghiệp có thể có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.

Thứ hai, Con dấu của doanh nghiệp

Trước đây việc cấp, sử dụng con dấu của doanh nghiệp do Bộ Công an quy định, theo luật Doanh nghiệp 2014 tại Điều 44, doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Thay vì phải đăng ký với cơ quan công an như luật cũ, doanh nghiệp chỉ cần thông báo mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Quy định này giúp doanh nghiệp đỡ phiền hà, tốn kém về chi phí, thời gian và phù hợp với xu thế chung của thế giới.

Thứ ba, về góp vốn điều lệ kinh doanh.

Về vấn đề vốn, nhằm giải quyết những vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy định tại Luật Doanh nghiệp 2005. Theo đó Luật DN sửa đổi 2014 đã có áp dụng thống nhất thời hạn phải thanh toán đủ phần vốn góp khi thành lập công ty; Thống nhất các khái niệm về vốn công ty cổ phần như cổ phần được quyền phát hành và cổ phần đã phát hành; Chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty cổ phần đại chúng.

Thứ 4, mô hình quản trị công ty cổ phần.

Theo đó trên thế giới có nhiều mô hình quản trị công ty cổ phần như: Mô hình hội đồng hai cấp, mô hình hội đồng một cấp. Ở Việt Nam trước đó đã quản lý công ty cổ phần theo Luật doanh nghiệp ban hành 2005. Theo đó, cấu trúc gồm: Đại hội đông Hội đồng quản trị, Giám đốc/tổng giám đốc và ban kiểm soát. Nhưng tới mô hình tổ chức quản trị theo Luật doanh nghiệp 2014 cấu trúc mô hình sẽ gồm Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị (thành viên, thành viên độc lập), Giám đốc/tổng giám đốc.

Điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông công ty: Theo quy định tại Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2014, điều kiện tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông chính thức thay đổi theo đúng thông lệ quốc tế khi giảm tỷ lệ dự họp từ 65% (luật Doanh nghiệp 2005) xuống còn 51%. Quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành theo đúng kế hoạch của doanh nghiệp, tránh tình trạng phải triệu tập lần thứ 2, lần thứ 3 do không đủ điều kiện.

Thứ 5, Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Khác với luật Doanh nghiệp 2005, Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2014 cho phép công ty TNHH và công ty cổ phần có thể tự quyết định, chỉ định một người đại diện theo pháp luật hoặc trong trường hợp cần thiết thì có quyền tự chủ quyết định việc có nhiều người đại diện theo pháp luật.

Số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều lệ công ty. Đây là quy định hoàn toàn mới mẻ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh thông qua các đại diện theo pháp luật, đồng thời, gỡ rối cho doanh nghiệp trong các trường hợp: người đại diện duy nhất không hợp tác, không thực hiện các yêu cầu của thành viên/cổ đông trong quá trình quản lý điều hành nội bộ cũng như giao dịch với bên ngoài công ty.

Thứ 6, Hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 194, 195 Luật Doanh nghiệp 2014, các công ty có thể hợp nhất, sáp nhập vào nhau để tạo thành một công ty mới mà không bắt buộc phải là “công ty cùng loại” như quy định tại luật cũ. Quy định này là sự đổi mới quan trọng góp phần thúc đẩy thị trường mua bán doanh nghiệp đang hết sức sôi động hiện nay.

Luật DN 2014 có quy định chi tiết về các cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết, cổ đông ưu đãi cổ tức. cổ đông ưuu đãi hoàn lại, cổ đông sáng lập.

Thứ 7, tổ chức lại, giải thể.

Luật quy định rõ từng trường hợp bị giải thể và trình tự giải thể gồm các bước sau: phải có quyết định giải thể doanh nghiệp trong đó nêu rõ lý do giải thể sau đó tiến hành thanh lý tài sản, ưu tiên thanh toán nợ thuế.

Thứ 8, điểm mới trong quản lý doanh nghiệp nhà nước.

Luật DN 2014 bổ sung một chương hoàn toàn mới về doanh nghiệp nhà nước. Đây là nội dung lâu nay chưa có luật nào quy định cụ thể. Trong đó, quy định về các lĩnh vực kinh doanh của nhà nước. Ngoài ra luật còn quy định về cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động, công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường.

Nhatviet Co.,ltd cảm ơn các bạn đã theo dõi. Bạn cần tư vấn trực tiếp? hay đang gặp khó khăn về Dịch Vụ Đăng Ký Kinh Doanh Tại Đà Nẵng? Hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua Hotline 0905 31 55 88 Phòng Tư Vấn – Công Ty Nhất Việt để được hướng dẫn.