Bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới ở phụ nữ mang thai

Khi cục máu đông gây lấp lòng tĩnh mạch, sẽ cản trở máu từ chi dưới trở về tim. Từ đó gây ra tình trạng ứ trệ trong lòng mạch, thoát dịch ra ngoài lòng mạch, giải phóng các yếu tố viêm. Bên chân bị tắc sẽ có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau, khi sờ vào thấy cảm giác căng, tăng trương lực cơ, so với chân bên lành. Tuy nhiên, giai đoạn đầu của bệnh sẽ rất khó phát hiện vì biểu hiện sưng đau đều kín đáo. Vì vậy, để chẩn đoán sớm Giãn tĩnh mạch chi dưới , cần chú ý phát hiện:

– Dấu hiệu Homans là dấu hiệu sớm phát hiện viêm tắc tĩnh mạch: bệnh nhân đau khi hơi gấp mu bàn chân.

– Các yếu tố nguy cơ, hay hoàn cảnh thuận lợi dẫn đến sự hình thành huyết khối tĩnh mạch.

Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ra viêm tắc tĩnh mạch

Sự hình thành huyết khối trong lòng tĩnh mạch thường do nhiều yếu tố phối hợp, trong đó 3 yếu tố chính được Virchow mô tả là tình trạng tăng đông, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch và sự tổn thương của nội mạc thành tĩnh mạch.

Các yếu tố thuận lợi của bệnh viêm tắc tĩnh mạch

– Tuổi: tuổi càng cao, càng dễ bị huyết khối tĩnh mạch.

– Béo phì.

– Giãn và suy tĩnh mạch chi dưới.

– Bất động kéo dài, nằm nhiều, ít đi lại.

– Tiêm chích ma tuý.
Xem thêm Cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân

– Sau dùng một số thuốc như thuốc tránh thai, thuốc điều trị ung thư…

– Nguyên nhân ngoại khoa: Các phẫu thuật chấn thương chỉnh hình chi dưới như thay khớp háng, khớp gối…, các phẫu thuật vùng ổ bụng, tiểu khung là những phẫu thuật có nguy cơ cao bị viêm tắc huyết khối tĩnh mạch.

– Nguyên nhân sản khoa: viêm tắc huyết khối tĩnh mạch dễ xảy ra ở phụ nữ mang thai (do thay đổi hormone, hoặc do thai lớn chèn ép vào tĩnh mạch), sau nạo phá thai, sau mổ, sau đẻ (do kiêng khem, bất động quá mức).

– Nguyên nhân nội khoa: bệnh nhân nằm điều trị trong khoa hồi sức tích cực, suy tim nặng, đợt cấp của bệnh phổi mạn tính, tai biến mạch máu não, nhiễm trùng nặng, ung thư … phải bất động kéo dài, là những nguyên nhân dễ dẫn đến hình thành huyết khối tĩnh mạch.

– Bệnh lý tăng đông máu: có thể là bẩm sinh do thiếu hụt một số yếu tố dẫn đến tình trạng tăng đông như thiếu hụt protein C, protein S, antithrombin III, yếu tố V Leyden… hoặc mắc phải như trong hội chứng kháng phospholipid, hội chứng thận hư, xơ gan…

Chẩn đoán bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Biểu hiện lâm sàng tại chân bị huyết khối tĩnh mạch là các dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau, tăng trương lực cơ. Tuy nhiên, vì triệu chứng có thể không rõ ràng, cần đặc biệt chú ý đến hoàn cảnh thuận lợi làm tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch chi dưới.

Cần phân biệt viêm tắc tĩnh mạch chi dưới với một số nguyên nhân khác cũng làm chân sưng to, đau:

– Tụ máu trong cơ: thường xuất hiện sau chấn thương

– Vỡ kén hoạt dịch sau khoeo chân: thường ở bệnh nhân có tuổi, thoái hoá khớp.

Chẩn đoán chính xác cục máu đông trong lòng tĩnh mạch khá đơn giản. Chỉ cần sử dụng một máy siêu âm có thể dễ dàng phát hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch chi dưới, làm tĩnh mạch ấn không xẹp. Việc chẩn đoán sâu hơn, ví dụ tìm nguyên nhân bẩm sinh do rối loạn đông máu, hoặc nguyên nhân khác (ung thư, bệnh mạn tính), hay chẩn đoán biến chứng thuyên tắc phổi, thường đòi hỏi được thực hiện ở cơ sở chuyên khoa tim mạch, có sẵn các thăm dò cận lâm sàng cần thiết phục vụ chẩn đoán.

Điều trị bệnh viêm tắc tĩnh mạch chi dưới

Mục tiêu hàng đầu của điều trị viêm tắc tĩnh mạch là ngăn ngừa sự lan lên của cục máu đông, để ngăn chặn biến cố thuyên tắc mạch phổi. Mục tiêu lâu dài là tránh nguy cơ tái phát huyết khối tĩnh mạch chi dưới, giảm tối đa nguy cơ bệnh lý suy tĩnh mạch sâu hậu huyết khối.

Các biện pháp được sử dụng bao gồm:

– Thuốc chống đông, có hai loại: Thuốc chống đông đường truyền tĩnh mạch hay tiêm dưới da, là heparin và heparin trọng lượng phân tử thấp. Heparrin TLPT thấp được sử dụng phổ biến hơn, trong môi trường bệnh viện hoặc tại nhà với một số bệnh nhân (thuốc được tiêm dưới da bụng, do nhân viên y tế hoặc người nhà bệnh nhân đã được huấn luyện thực hiện), trong vòng 5 – 7 ngày, và gối với một thuốc chống đông đường uống gọi là kháng vitamin K, dùng lâu dài.

– Băng chun áp lực, hay tất áp lực y tế, có tính đàn hồi cao và áp lực từ 20 – 30 mmHg khi đeo, giúp duy trì một áp lực thường xuyên lên tĩnh mạch chi dưới, một mặt góp phần làm ly giải cục máu đông, giảm nguy cơ di chuyển của cục máu đông, mặt khác, ngăn ngừa biến chứng suy tĩnh mạch mạn tính.

Tìm hiểu các kiến thức về bệnh giãn tĩnh mạch chân, Trieu chung gian tinh mach, và các phương pháp điều trị tại website Trekhoedep.Vn