Bệnh trĩ là gì và cách chữa bệnh trĩ - Bệnh trĩ thông thường được phân biệt thành hai loại bao gồm trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó bệnh trĩ nội thường gây khó khăn bệnh trĩ ngoại trong việc điều trị.



Bệnh trĩ nội là gì?

Trĩ nội là khi bên trong hậu môn của bệnh nhân xuất hiện những búi trĩ gây đau, rát và làm chảy máu khi người bệnh đại tiện. Các búi trĩ thậm chí có thể trồi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại bên trong. Khi trĩ nội trở nặng thì các búi trĩ thậm chí không thể thụt vào lại được. Nhận biết được
trĩ nội là gì sẽ rất hữu hiệu cho bệnh nhân trong việc tìm đến các phương pháp điều trị kịp thời.


Về mặt y khoa, bệnh trĩ nội được định dạng là khi búi trĩ nằm ở phần trên đường lược, bề mặt của các búi trĩ nội cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn và thường không có thần kinh cảm giác. Bệnh trĩ nội sinh ra hiện tượng chảy máu, nghẹt, sa trĩ, và viêm da xung quanh vùng hậu môn.

Nguyên nhân và triệu chứng của các loại trĩ nội

Bệnh trĩ nội sinh ra do tắc nghẽn mạch máu: mao mạch máu tăng sau đó căng phồng lên tạo thành bề mặt thô và sáng bóng, thường thường có màu đỏ tươi, niêm mạc cũng khá mỏng, nếu bác sĩ chuyên khoa dùng tay chạm vào sẽ thấy mềm và vùng này cũng dễ chảy máu.

Trĩ nội phát sinh do u tĩnh mạch: có những bệnh nhân mắc phải trĩ nội là do đám rối tĩnh mạch trong cơ thể người bệnh căng phồng lên làm cho bên trong búi trĩ xuất hiện cục máu đông rồi hình thành u tĩnh mạch dãn ra thành hình cầu, niêm mạc khá dày.

Trĩ nội được hình thành do sưng dạng sợi: vì búi trĩ nhiều lần sa ra ngoài do táo bón, hoặc do bị cọ sát (quan hệ tình dục qua đường hậu môn) và chứng viêm kích thích khiến cho các tổ chức tế bào của trĩ nội tăng lên, niêm mạc chuyển thành dạng sợi, cứng lại và một phần trĩ có tính đàn hồi.

Các cấp độ trĩ nội

Đối với trĩ nội, tùy thao mức độ sa của búi trĩ mà ta có thể phân chia làm 4 cấp độ:

- Trĩ nội cấp độ 1: Búi trĩ chỉ phình lên, không sa ra ngoài. Có thể chảy máu khi đi tiêu.

- Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và ngay sau đó tự tụt vào.

- Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi tiêu và khó tụt vào. Thường phải dùng tay đẩy vào.

- Trĩ nôi cấp độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài thường trực và khi lấy tay đẩy vào búi trĩ lại tụt ra.

Khi tình trạng bệnh ở cấp độ 3 đặc biệt là 4, kèm theo triệu chứng cấp tính thì buộc phải chữa bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật. Sau giai đoạn phẫu thuật cần dùng thuốc hoặc thực phẩm chức năng ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát trở lại