Chăm sóc bà bầu tuần 7 là vấn đề quan trọng giúp mẹ khỏe mạnh, bé yêu phát triển toàn diện nhất trong bụng mẹ. Bà bầu tuần 7 là giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ nhất. Giai đoạn này mẹ bầu cần nắm rõ những kiến thức chăm sóc bản thân giúp thai nhi ổn định qua giai đoạn này.


>>> Xem ngay kiến thức cách chăm sóc bầu 3 tháng đầu chuẩn y khoa giúp mẹ có những kinh nghiệm chăm sóc bản thân tốt nhất trong giai đoạn này, bé phát triển toàn diện nhất.

Thai 7 tuần đã bám chắc chưa?

Thai nhi 7 tuần tuổi, bào thai vẫn chưa bám chắc vào tử cung vì đang trong quá trình làm tổ. Để đảm bảo, thai nhi được giữ trong bụng và thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu cần thăm khám định kỳ và vận động nhẹ nhàng, duy trì lối sống lành mạnh.

Lời khuyên của các bác sĩ dành cho bà bầu tuần 7

Đây là giai đoạn mẹ bầu cần chuẩn bị tinh thần tích cực để thai nhi bước vào giai đoạn ổn định hơn. Vậy nên, bạn cần chú ý đến cơ thể mình nhiều hơn, quan tâm đến nhiều đến sức khỏe, dinh dưỡng cũng như chế độ nghỉ ngơi, tâm lý tốt nhất.

Những điều mà bà bầu tuần 7 nên làm



>>> Xem thêm ngay kinh nghiệm chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ từ các bác sĩ chuyên ngành, giúp các mẹ nắm rõ kiến thức chăm sóc bản thân trong suốt thai kỳ, đảm bảo sức khỏe cho mẹ, bé yêu phát triển toàn diện đến khi chào đời.

· Bà bầu tuần 7 nên ăn gì? Tăng cường bổ sung chất sắt tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, quả gấc, củ dền, thịt nạc, rau có màu xanh đậm…
· Bổ sung axit folic kích thích hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt hơn. Thực phẩm giàu axit folic như: lạc, hạn nhân, trái cây họ cam quýt, hướng dương,… Hoặc thậm chí là viên uống axit folic (0,4 mg mỗi ngày).
· Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để khắc phục tình trạng nghén khi mang thai. Hơn nữa, bạn hạn chế ăn những thức ăn có mùi tanh như: cá, tôm, hải sản… dễ khiến bạn buồn nôn nhiều hơn.
· Uống đầy đủ nước mỗi ngày tránh bị táo bón khi mang thai. Hãy bổ sung từ 1,5 lít đến 2,5 lít/ngày.
· Các thực phẩm cần được nấu chín, đảm bảo vệ sinh để tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
· Duy trì thói quen vận động nhẹ hàng ngày bằng việc tập yoga, đi bộ.

Những điều mẹ bầu nên tránh


• Thức khuya.
• Tâm lý không được căng thẳng, stress, lo âu.
• Tránh xa rượu bia hoặc đồ uống có cồn.
• Hút thuốc lá.
• Nhuộm tóc.
• Ăn những thức ăn cay nóng như ớt, mù tạt, lẩu chua cay… kích thích gây viêm loét dạ dày. Khiến triệu chứng nghén nặng hơn.
• Không tự ý uống thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
• Tránh làm việc nặng, chạy nhảy nhiều, tập những bài thể lực nặng,…
• Uống nhiều nước ngọt có gas dễ khiến bạn đầy bụng, nôn nhiều hơn.

Những lưu ý về vấn đề sức khỏe bà bầu tuần 7

Bà bầu tuần 7 cần chú ý những vấn đề sức khỏe sau đây:

• Tạo cho bản thân chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý. Khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, chia nhỏ các bữa ăn trong ngày.
• Khám thai định kỳ.
• Giữ vệ sinh cơ quan sinh dục nhằm hạn chế nhiễm trùng bào thai.
• Hạn chế quan hệ tình dục trong giai đoạn này bơi thai nhi chưa ổn định.
• Tăng cường bổ sung canxi từ sữa hoặc các loại thuốc uống từ bác sĩ.
• Mẹ bầu cũng nên xét nghiệm máu để biết mình có bị thiếu máu hay không. Khám phụ khoa hoặc siêu âm đầu dò âm đạo để theo dõi sự phát triển của phôi thai.

Những bệnh lý bà bầu tuần 7 thường gặp

Bà bầu tuần 7 mẹ cần chú ý theo dõi sức khoẻ và đến gặp bác sĩ tư vấn thăm khám khi xuất hiện những tình trạng sau:


Rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý, cảm xúc.Cơ thể mệt mỏi, dễ đau nhức cơ, đặc biệt là hai chi dưới.

Viêm nhiễm cơ quan sinh dục do không được vệ sinh tốt.Rối loạn tiêu hóa: Đầy hơi, khó tiêu.
Táo bón.

Tiểu rắt, tiểu lắt nhắt, viêm đường tiểu. Nhiễm virus như: Thủy đậu, sởi, cảm cúm, Adenovirus,… nếu bà bầu chưa được tiêm ngừa trước mang thaiRối loạn thần kinh thực vật như: Hồi hộp, rối loạn nhịp tim, tăng thân nhiệt.

Dễ bị thiếu máu toàn thân với những triệu chứng như: Choáng váng, chóng mặt, xây xẩm, kém tập trung, khó ngủ…

Hạ huyết áp tư thế.
· Cơ thể thiếu các chất điện giải như Kali, Canxi, Magie… xuất hiện các triệu chứng như: Vọp bẻ, chướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn, căng thẳng tâm lý…

Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người nắm rõ chăm sóc bà bầu tuần 7 giai đoạn quan trọng của bé và mẹ bầu và những lưu ý cần biết. Giúp nhai nhỉ phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất

>>> Theo: Chăm sóc bà bầu tuần 7 giai đoạn quan trọng của bé và mẹ bầu và những lưu ý cần biết xem ngay để biết đầy đủ thông tin bài viết trên, và cách chăm sóc mẹ bầu.

View more random threads: