Quá trinh mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ kém đi rất nhiều, mà còn thay đổi nội tiết trong thai kỳ, các yếu tố ô nhiễm môi trường và những thay đổi nhiệt độ bất thường lúc giao mùa khiến mẹ bầu dễ bị virut và vi khuẩn tấn công. Khi mang thai, thai phụ dễ bị mắc các bệnh và kiến thức phòng ngừa.


>>> Xem ngay kiến thức chăm sóc mẹ bầu 33 tuần chuẩn y khoa giúp mẹ có những kinh nghiệm chăm sóc bản thân tốt nhất trong giai đoạn này, bé phát triển toàn diện nhất.

Mất ngủ

Đây là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, dễ gặp ở hai giai đoạn: 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Mất ngủ không nguy hiểm cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi nhưng nếu tình trạng này kéo dài thường xuyên với những triệu chứng khác khiến mẹ bầu khó chịu.

Khi bà bầu được ngon giấc sẽ là yếu tố quan trọng cho thai phát triển tốt, mẹ bầu cần chú ý từ dinh dưỡng. Trước khi ngủ, bà bầu không nên ăn quá no hoặc ăn thức ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng, tránh uống quá nhiều nước trước khi ngủ sẽ kích thích buồn tiểu và phải thức giấc giữa chừng...khiến mẹ mất ngủ.


>>> Xem thêm ngay kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu từ các bác sĩ chuyên ngành, giúp các mẹ nắm rõ kiến thức chăm sóc bản thân trong suốt thai kỳ, đảm bảo sức khỏe cho mẹ, bé yêu phát triển toàn diện đến khi chào đời.

Khi mang thai, bà bầu không nên dùng đồ uống có gas hay chất kích thích như trà, cà phê vào buổi tối. Mẹ bầu cần lưu ý tư thế ngủ để có giác ngủ ngon hơn. Mẹ bầu nên kê một chiếc gối cao gối đầu khi ngủ hoặc ngủ trên võng, ghế đứng, nên nằm ghé sang bên trái để ngủ, giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất.

Trong trường hợp bụng bầu quá cỡ, nên chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hoặc mua những chiếc gối chuyên dùng cho bà bầu. Giấc ngủ tốt sẽ giúp mẹ và bé đều thoải mái, dễ ngủ ngon hơn. Tránh xem phim hay các chương trình dễ gây cao hứng trước khi đi ngủ, tinh thần thoải mái giúp giấc ngủ ngon.

Hen phế quản

Đây là bệnh dễ gặp khi mang thai và cũng là lo lắng lớn của phụ nữ mang thai. Nếu thai phụ có sẵn bệnh trước mang thai thì khi mang bầu, tình trạng thai nghén sẽ nặng hơn. Có khoảng 7% phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ bị lên cơn hen, nhất là khi thời tiết thay đổi.

Nếu bệnh được kiểm soát tốt thì đây không phải là nguy cơ cao cho mẹ hoặc thai. Nếu mẹ bầu bị hen không được điều trị hiếm khi gây tử vong nhưng khiến người mẹ có những biến chứng nghiêm trọng như tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén và sinh non.


Đối với thai nhi, những biến chứng gặp khi người mẹ bị hen không được điều trị tốt, khiến bé chậm phát triển trong tử cung, sinh non; nhẹ cân, ngạt khi sinh...

Viêm mũi xoang dị ứng

Viêm mũi dị ứng ảnh hưởng đến khoảng 15-20% phụ nữ trong độ tuổi mang thai là vấn đề thường gặp nhất, khiến mẹ bầu khó chịu thai nghén. Những mẹ bầu có cơ địa dị ứng, khi mang thai lại trở nên nhạy cảm hơn với các yếu tố dị nguyên, khiến triệu chứng dị ứng phổ biến hơn.

Khi tiếp xúc với dị nguyên, người bệnh sẽ hắt hơi, chảy mũi liên tục, ngứa mũi, khiến nước mũi chảy ra nhiều và nghẹt mũi, rất khó chịu. Các triệu chứng ban đầu của viêm mũi xoang dị ứng rất giống với triệu chứng bệnh cúm. Chính vì vậy khi bị viêm mũi xoang dị ứng, mẹ bầu cần bình tĩnh để xử trí.

Phòng bệnh, phụ nữ mang thai cần giữ nhà cửa, môi trường sống luôn thoáng mát, sạch sẽ, không nuôi súc vật trong nhà. Tránh thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, các loại thủy hải sản... đặc biệt như khói bụi, phấn hoa, các mùi hương có tính kích thích mạnh như: nước hoa, hơi cay... Giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột...

Bệnh cúm

Đây là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp do virut gây ra. Bệnh cúm rất dễ lây khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc trực tiếp. Vậy nên, bà bầu dễ bị lây nhiễm cúm hơn do hệ miễn dịch kém dễ bị năng hơn, cúm nguy hiểm hơn với phụ nữ mang thai: tỷ lệ tử vong cao, diễn biến cũng có thể lâu hơn.

Bệnh cúm còn ảnh hưởng tới thai nhi, đặc biệt trong những tháng đầu của thai kỳ như sẩy thai, thai chết lưu hoặc đẻ non trong những tháng cuối rất nguy hiểm. Hơn nữa, còn dẫn đến những dị tật bẩm sinh hở hàm ếch ở thai nhi.

Đặc biệt, trong 5 tháng đầu của thai kỳ, nếu mẹ bị cúm thì não bộ của thai nhi rất dễ bị tổn thương. Mẹ bầu nên tiêm vắc xin phòng ngừa tình trạng này hiệu quả. Tuyệt đối mẹ bầu không được tự ý dùng thuốc nếu có biểu hiện của cúm mà mẹ bầu cần có biện pháp từ bác sĩ.

Bệnh trĩ và táo bón


Bà bầu thường ăn ít chất xơ, ít uống nước, ít vận động. Cần bổ sung nhiều chất bổ dưỡng, tăng cường các loại thuốc và thực phẩm chứa sắt gây nóng cho cơ thể, dễ khiến mẹ bầu bị táo bón. Khi bị táo bón, nhiều thai phụ dễ bị ức chế, mệt mỏi, khó chịu, hay cáu gắt, thậm chí chán ăn...

Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể mẹ bị thiếu chất dinh dưỡng, thai nhi không được nuôi dưỡng đầy đủ, bé phát triển chậm, dễ mắc các khuyết tật, sau khi sinh sẽ có sức đề kháng kém... tình trạng táo bón lâu dễ gây ra bệnh trĩ.

Lâu dài, bào thai phát triển sẽ khiến tĩnh mạch ở tầng sinh môn và đáy chậu thai phụ bị chèn ép là nguyên nhân hình thành trĩ. Khiến bệnh trĩ nặng hơn khi mang thai và sau sinh bởi áp lực khoang chậu, gây tụ máu sưng phù tĩnh mạch hậu môn, rặn sinh, tăng áp ổ bụng khiến búi trĩ dễ sa ra ngoài ảnh hưởng lớn.

>>> Mách bạn dịch vụ chăm sóc sau sinh gồm những gì ? giúp bạn có những lựa chọn dịch vụ chăm sóc sau sinh tốt nhất, bé yêu khi được chào đời khỏe mạnh toàn diện, mẹ phục hồi nhanh chóng.