Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật. Hoạt động trợ giúp pháp lý là hoạt động nghề nghiệp mang tính pháp lý cao. Hoạt động trợ giúp pháp lý chủ yếu do người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện thông qua các hình thức tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng, tham gia tố tụng. Bài viết này để cập đến một số điểm của hoạt động tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý.
Một số điểm cần lưu ý khi tư vấn pháp luật
Giao tiếp:
đây là quá trình trao đổi thong tin giữa người thực hiện TGPL và người được TGPL giúp người được TGPL hiểu rõ hơn yêu cầu, mong muốn,... Của người được TGPL. Do vậy, khi giao tiếp, cần chú ý đến các kỹ năng tiếp, nghe người được TGPL trình bày để hiểu rõ hơn tình tiết vụ việc từ đó đánh giá chính xác hơn yêu cầu của người được TGPL;
Khi tiếp người được TGFPL, người thực hiện TGPL cần: quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ họ; tôn trọng, không phán xét họ; nhiệt tình, chân thành, cởi mở để tạo lòng tin cho họ; quan tâm, cảm thông đến yêu cầu của người được TGPL,...Khi gặp gỡ, giao tiếp với người được TGPL, người thực hiện TGPL cố gắng tìm hiểu về tâm lý của từng diện người được TGPL, các mối quan hệ xã hội của người được TGPL để có thái độ ứng xử, giao tiếp phù hợp. Khi tiếp xúc với bất cứ diện người được TGPL, người thực hiện TGPL đều phải khiêm tốn, thể hiện thái độ đúng mực, tôn trọng họ và tạo không khí đối thoại tự do, cởi mở để xây dựng niềm tin trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau. Đối với người được TGPL là người dân tộc thiểu số không nói được hoặc không thạo tiếng phổ thông, nếu người tư vấn không biết tiếng dân tộc thì phải mời người có uy tín biết tiếng dân tộc như già làng, trưởng bản cùng tham gia để có thể hiểu được những điều họ trình bày và yêu cầu của họ.
Khi nghe người được TGPL trình bày, người thực hiện TGPL cần chú ý lắng nghe và ghi chép đầy đủ những nội dung chính, ý chính, trên cơ sở đó có thể đặt những câu hỏi yêu cầu đối tượng để làm rõ thêm các tình tiết của vụ việc. Kiên trì lắng nghe những gì họ nói, không nên cắt ngang hoặc hỏi trong khi họ đang trình bày về vụ việc; Dùng cử chỉ, điệu b ộ, ngôn ngữ thể hệ đang chăm chú lắng nghe họ nói; Dùng lời nói, thái độ, cử chỉ để kiểm tra hoặc khẳng định lại những thông tin họ cung cấp; Tóm lược lại các nội dung mang tính bản chất của vụ việc một cách chính xác, khằng định lại vợi họ về yêu cầu tư vấn và thống nhất quan điểm với họ về những nội dung cần tư vấn
Tra cứu tài liệu tham khảo:
Trong quá trình tư vấn pháp luật, người thực hiện TGPL phải giải đáp pháp luật, cung cấp thông tin pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người được TGPL, đưa ra những lời khuyên về những vấn đề có liên quan đến pháp luật, hướng dẫn đối tượng xử sự phù hợp với pháp luật... Để đưa ra lời tư vấn pháp luật chính xác, việc tra cứu tài liệu pháp luật trong quá trình tư vấn là điều kiện bắt buộc bởi vì: Thứ nhất, để khẳng định với người được TGPL rằng người thực hiện TGPL đang thực hiện tư vấn theo pháp luật, trên cơ sở pháp luật chứ không phải theo cảm tính chủ quan, duy ý chí của mình; thứ hai, việc tra cứu tài liệu pháp luật có liên quan đến vụ việc tư vấn sẽ giúp người thực hiện TGPL kiểm tra tính chính xác những tư duy và khẳng định chính thức những lời tư vấn của mình là đúng pháp luật vì trong thực tiễn, không phải bao giờ người tư vấn cũng có thể nhớ chính xác tất cả các quy định thuộc các lĩnh vực pháp luật khác nhau. Nếu thấy cần thiết hoặc người được TGPL yêu cầu thì người tư vấn có thể cung cấp cho đối tượng bản sao văn bản, tài liệu đó cùng với lời tư vấn mà mà mình đưa ra.
Trường hợp vụ việc tư vấn có liên quan đến lĩnh vực pháp luật mà người người thực hiện TGPL chưa hiểu sâu thì nên gặp các nhà chuyên môn hay đồng nghiệp khác am hiểu sâu về lĩnh vực pháp luật đó để tham khảo ý kiến trước khi đưa ra lời tư vấn, tránh tình trạng mặc dù người tư vấn chưa nắm vững pháp luật nhưng vẫn thực hiện tư vấn, đưa ra những lời khuyên không chính xác, không đúng pháp luật, gây hậu quả cho xấu cho đối tượng.
Công ty Luật Tường và Cộng Sự luôn mong muốn cung cấp các dịch vụ luật sư tư vấn luật tại quận 1 tốt nhất cho quý khách cũng như tăng sự chuyên sâu trong từng lĩnh vực luật. Dịch vụ của chúng tôi có nhiều luật sư, chuyên viên pháp lý am hiểu chuyên sâu lĩnh vực phụ trách, không những có kiến thức sâu rộng các luật sư còn có kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ án lớn và phức tạp, cung cấp các dịch vụ bao gồm:
  • Luật sư tư vấn pháp luật về thừa kế.
  • Tư vấn pháp lý trong lĩnh vực đất đai.
  • Tư vấn pháp lý trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến giao dịch dân sự.
  • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý liên quan đến các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
  • Luật sư tư vấn, bào chữa, tham gia bảo vệ quyền lợi trong án hình sự.
  • Tư vấn pháp luật liên quan đến doanh nghiệp.

Nếu khách hàng cần sự hỗ trợ tư vấn về dịch vụ luật sư tư vấn luật tại quận 1, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải quyết thắc mắc vui lòng liên hệ qua hotline 0901 345 506 hoặc nhắn tin trực tiếp trên website luattuongcongsu.com.vn để được các luật sư hỗ trợ tư vấn. Chi tiết tại luật sư tư vấn luật ở quận 1
Xem thêm: https://luattuongcongsu.com.vn/dich-vu-tu-van-luat-tai-tphcm/