Khi bạn bị đau bụng, có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên, không nhất thiết phải đến bệnh viện. Tuy nhiên, nếu như cảm thấy rõ rệt vị trí đau ruột thừa như bên dưới thì bạn cần được hỗ trợ y tế ngay lập tức, tránh biến chứng vỡ ruột thừa, nhiễm trùng ổ bụng, đe dọa đến tính mạng bản thân.
1.Vị trí đau ruột thừa ở đâu? Có nên cắt bỏ ruột thừa?
Ruột thừa là một bộ phận có đường kính khoảng 1cm, chiều dài khoảng 8cm, thường nằm ở gần cuối ống tiêu hoá, tiếp giáp với manh tràng. Ruột thừa có mạc treo và rất di động chính vì vậy, nó có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau, tuỳ từng người. Do đó, tuỳ thuộc vào vị trí của ruột thừa mà người bệnh sẽ có những cảm nhận khác nhau về vị trí khi cơn đau ruột thừa khởi phát:
Đau hông lưng: bệnh nhân thường cảm nhận cơn đau ở phần hông lưng trong trường hợp ruột thừa sau manh tràng.
Đau hạ vị: thường gặp ở người bệnh ruột thừa thể tiểu khung.
Đau dưới sườn phải: thường gặp đối với bệnh nhân có ruột thừa nằm ở vị trí dưới gan.
Mặc dù ruột thừa không có nhiều vai trò trong hệ tiêu hoá nhưng đã có nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có một loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hoá nằm tại ruột thừa. Chính vì vậy, nếu bạn khoẻ mạnh bình thường thì không cần cắt bỏ ruột thừa. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa đối với người bệnh bị viêm ruột thừa, cắt ruột thừa dự phòng đối với những người đi biển lâu ngày hoặc người công tác ở những vị trí địa lý đặc biệt, khó tìm được sự hỗ trợ y tế.

>>>xem thêm: những bệnh phụ khoa thường gặp
rối loạn kinh nguyệt
2.Các triệu chứng cảnh báo đau ruột thừa
Khi bị đau ruột thừa, người bệnh thường gặp phải triệu chứng điển hình nhất là những cơn đau bụng. Cơn đau thường khởi phát âm ỉ ở vùng bụng quanh rốn, sau đó có thể tăng dần cấp độ và lan xuống phần bụng dưới bên phải và hố chậu phải. Mức độ đau sẽ tăng lên khi người bệnh di chuyển, ho, hắt hơi hoặc hít thở sâu.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể có các biểu hiện khác như chán ăn, mệt mỏi, sốt cao, căng cứng cơ bụng, táo bón, đầy hơi, trướng bụng, ăn không tiêu,...
Khi dùng tay ấn vào bụng người bệnh mà thấy bụng mềm, phía phải bụng dưới bị đau khi ấn, đồng thời đo nhiệt độ thấy thân nhiệt người bệnh bình thường hoặc sốt không cao thì lúc này mức độ viêm còn nhẹ.
Nếu thấy bệnh nhân đau bụng dữ dội, kèm theo sốt cao, khu vực đau mở rộng dần, khi dùng tay ấn vào bụng thấy cơ bụng căng cứng hoặc thấy một cục cứng phía bụng dưới bên phải thì lúc này bệnh nhân đã bị viêm nặng hoặc hoại tử, thủng ruột thừa,... cần đưa đi cấp cứu ngay.
3. Khi bị đau ruột thừa cần làm gì?
Hiện nay, không có phương pháp chữa trị bệnh viêm ruột thừa. Khi bệnh nhân được chẩn đoán viêm ruột thừa, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần ruột thừa bị viêm càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Viêm ruột thừa nếu không được điều trị sớm có thể tiến triển nhanh và nghiêm trọng, gây vỡ ruột thừa, viêm phúc mạc,... ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Ngoài ra, ở dạng nhẹ, viêm ruột thừa có thể gây ra các biến chứng khác như áp xe ruột thừa, đám quánh ruột thừa,...
Chính vì vậy, ngay khi có những biểu hiện ban đầu, người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế để được hỗ trợ y tế kịp thời. Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn với đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị đầy đủ sẽ giúp bệnh nhân chẩn đoán chính xác và phẫu thuật loại bỏ phần ruột thừa bị viêm một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất. Để được hỗ trợ thêm thông tin về dịch vụ, khách hàng có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn theo số Hotline: 091 585 0770.