Van bi là loại thiết bị công nghiệp được sử dụng nhiều trong việc điều tiết (đóng/mở) dòng chảy trong hệ thống nước, đường ống, với nhiều chủng loại và kích thước khác nhau. Van bi là một thiết bị công nghiệp quan trọng giúp chúng ta dễ dàng thực hiện điều đó. Ngoài ra, nó còn giúp đóng mở nguồn nước, thay đổi hướng dòng chảy những khi cần thiết, đặc biệt là lúc xảy ra sự cố với đường ống. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lí vận hành của van bi. Đồng thời, sẽ có nhiều thông tin liên quan đến các loại van bi đang được người tiêu dùng sử dụng nhiều nhất hiện nay nữa đấy.

Van bi hay còn được biết đến với cái tên Ball valve là một thiết bị cơ khí sử dụng góc quay nhỏ hơn hoặc bằng 90 ° để đóng mở, điều tiết dòng chảy của lưu chất trong hệ thống đường ống. Đĩa của van là một viên bi được làm từ kim loại hoặc nhựa, đục một lỗ xuyên qua tâm. Van sẽ mở hoàn toàn khi chiều của lỗ nằm song song với dòng chảy của lưu chất. Và nó sẽ đóng hoàn toàn khi lỗ nằm vuông góc với dòng chảy của lưu chất. Có một tay gạt được lắp phía trên của trục van, bằng cách gạt nó theo góc 90 độ, chúng ta có thể đóng mở thiết bị này.
Mỗi một van bi sẽ có 5 bộ phận chính là trục, thân, bi ( hay còn được gọi là đĩa), tay gạt và gioăng làm kín. Phần thân van làm từ đồng, gang, thép, inox,.. là bộ phận giúp bảo vệ và liên kết các chi tiết khác thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.

Phần bi hay được gọi là đĩa van là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong điều tiết và cho phép dòng chảy đi qua. Nó được chế tạo từ thép không gì với độ bền và chống ăn mòn cao, thiết kế dạng bi tròn và một lỗ xuyên tâm. Trong thiết bị, nó được đặt giữa thân, cố định bởi gioăng làm kín và trục.

Phần trục van giữ vai trò kết nối và truyền lực từ tay gạt đến viên bi. Thông thường, nó được làm từ hợp kim cứng như inox hay thép với độ cứng cao cùng khả năng chống ăn mòn.

Bộ phận để mở, đóng van là tay gạt. Khi các đường ống có kích thước và áp suất lớn, bộ chuyền động bằng khí nén, điện hoặc hệ thống tự động hóa thì tay gạt có thể được thay bằng vô lăng hoặc hộp số.

Van bi dạng pull port có đường kính lỗ bi bằng với đường kính ống, điều này giúp giảm lực ma sát giữa lưu chất và van, đồng thời không bị tụt áp đường ống, dòng chảy diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nó chỉ sử dụng khi cần lưu lượng dòng chảy lớn, vì thiết kế của van khá lớn và đắt tiền. Lấy ví dụ cho việc này, khi cần làm sạch và nạo sạch đường ống thì cần một áp lực cao và lưu lượng chất lỏng lớn, lúc đó người ta sẽ sử dụng van loại pull port

Thật không khó để bắt gặp hình ảnh những chiếc van bi trong những hệ thống dẫn nước, các nhà máy hiện nay. Bởi vì dựa vào những điều này mọi người có thể sử dụng tốt hơn và chọn được loại van phù hợp với mục đích sử dụng, sản xuất của mình.

>>> Xem thêm : Tại đây - Bạn có lẽ chưa biết đến những yếu tố làm suy giảm chất lượng sử dụng của van