căn hộ cosmo city quận 7 - Ông dự đoán thế nào về diễn biến của thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm?

Ông Phạm Lâm: Mỗi phân khúc thị trường bất động sản sẽ có điều chỉnh ở mức độ khác nhau để thích nghi với tình hình hiện nay.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 , thị trường sơ cấp sẽ điều chỉnh nhưng chắc chắn không giảm giá ồ ạt do quỹ đất ở các khu vực như TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu hay Phan Thiết ngày càng ít đi. Có chăng là chủ đầu tư sẽ kích thích thanh khoản bằng cách giảm áp lực thanh toán cho người mua nhà như cho khách hàng thanh toán 24 tháng thay vì 12 tháng.

cosmo city quận 7 - Ở thị trường thứ cấp, giá bất động sản đã bị đẩy lên cao hơn giá trị thực tế trong thời gian trước đây, nên sẽ phải giảm. Tuy nhiên, nhà đầu tư chỉ giảm đi lợi nhuận mong đợi khi tích lũy tài sản trong thời gian dài chứ không thật sự giảm giá nhà bán. Một căn nhà trị giá 2 tỷ đồng sẽ đạt được 3 tỷ đồng giá thị trường sau một thời gian. Nếu họ bán trong thời điểm này, họ phải giảm lợi nhuận để bán căn nhà dưới 3 tỷ thì mới dễ bán.

Bất động sản du lịch là phân khúc chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ Covid-19 vì số lượng người đi du lịch giảm đi rất nhiều. Người nắm giữ loại bất động sản này sẽ cảm nhận rõ nhất hậu quả của nó.

Đối với các dự án cho thuê trong phân khúc bất động sản du lịch, không phải chủ đầu tư nào cũng đủ năng lực để quản lý dự án này. Chỉ những doanh nghiệp có hệ sinh thái lớn, bao trùm các thành phần trong hệ sinh thái mới có thể hỗ trợ lẫn nhau và đảm bảo được sự ổn định được mô hình này. Đơn cử Vingroup có hệ sinh thái đa dạng nên có thể hỗ trợ mô hình cho thuê của mình.

Các mô hình cho thuê đơn giản thì khó có thể trụ lâu. Thậm chí, thương hiệu của họ chưa thể mang lại niềm tin cho thị trường. Gần đây đã có một số dự án dính tai tiếng xấu. Một số dự án chưa đủ năng lực thực thi hoạt động cho thuê, dẫn đến vỡ cam kết với nhà đầu tư, nhưng nguyên nhân chính không phải do dịch bệnh. Những sự việc như vậy sẽ làm cho giá thị trường bị điều chỉnh.

Tuy nhiên thị trường không quá bi kịch. DKRA Việt Nam vừa mới giới thiệu một số dự án và được rất nhiều khách hàng quan tâm chứng tỏ thị trường vẫn có những tín hiệu lạc quan.

Ngoài ra, đại dịch lần này cũng là thời cơ bùng nổ các ứng dụng công nghệ (protech, fintech) trong lĩnh vực bất động sản, mở ra cuộc cạnh tranh mới về thiết lập “cách thức giao dịch mới” trên thị trường. Cuộc cạnh tranh này dự đoán sẽ gay gắt, khốc liệt và không dành cho tất cả. Sự tham gia đa dạng từ các chủ đầu tư lớn cho tới “các startup mộng mơ” sẽ làm cho bức tranh cực kỳ sôi động trong năm 2020-2021. Và kết quả từ cuộc đua này, sẽ có những thương hiệu hoặc trở thành đế chế hoặc lóe lên rồi vụt tắt.

cosmo city - Đã có những phân tích cho rằng thị trường bất động sản đang rơi vào thời kỳ thoái trào sau chu kỳ phát triển mỗi 10 năm nên sẽ có rất nhiều thách thức. Ông nhận định như thế nào về điều này?
Tuy nhiên, nguồn vốn đổ vào thị trường bất động sản không chỉ có nguồn vốn vay từ ngân hàng. Tiền tích lũy của người dân khá dồi dào, thu nhập của họ ngày càng cải thiện trong mấy năm qua. Do đó, chúng ta có thể lạc quan về nguồn vốn trong xã hội đổ vào thị trường bất động sản.

Nguồn vốn từ châu Á mang lại lợi thế cho thị trường hiện nay. Từ văn hóa tương đồng, điều kiện kinh doanh cũng như lịch sử thành công của nguồn vốn từ châu Á như Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc và Hàn Quốc đang là một điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản trong nước.

Do đó, cần có các chính sách và cơ chế quản lý phù hợp cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tất cả các nguồn vốn phải được đối xử bình đẳng để quốc tế hóa vì chúng ta không thể sống đơn lẻ, qua đó thu hút nguồn vốn nước ngoài từ các quốc gia châu Âu, Mỹ.

Nhưng liệu có tình trạng doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng tình trạng khó khăn của doanh nghiệp để thâu tóm thông qua mua bán - sáp nhập (M&A) hay không?

Ông Phạm Lâm: Theo tôi, M&A chưa hẳn là là tiêu cực như theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé” mà là cơ hội hợp tác cực tốt giữa các doanh nghiệp lớn nhỏ. Trong lúc này, M&A sẽ là cơ hội giúp các doanh nghiệp nhỏ đỡ phải lo về vốn, tránh được tình trạng chết yểu. Thương hiệu của doanh nghiệp lớn cũng sẽ nâng đỡ cho doanh nghiệp nhỏ đến tầm cao hơn. Do đó, M&A giúp doanh nghiệp lớn đỡ mất thời gian tiếp cận thị trường, còn doanh nghiệp nhỏ sẽ an toàn hơn trong tình hình khó khăn này.
Tại Tọa đàm Tiềm năng bất động sản nghỉ dưỡng ở khu kinh tế đặc biệt trong tương lai hậu Covid-19 do Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đã có những nhận định, đánh giá tích cực về tiềm năng của thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.

Theo ông Hà, thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ, là một trong những điểm sáng giúp thị trường bất động sản hồi phục. Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu và bờ biển dài, chính trị - an ninh ổn định, an toàn, bất động sản nghỉ dưỡng Việt Nam có điều kiện rất thuận lợi để phát triển.