"Thằng bạn tệ nhất là thằng bạn nhậu, cách nhậu dơ bẩn nhất là nhậu nhẹt tại khu dân cư, say xỉn còn ca hát rống như bò bị thọc huyết".


Không chỉ bạn Thế Hùng Bank mới có nhận xét nặng nề như vậy về hiện tượng nhậu nhẹt, ca hát ầm ĩ ở khu dân cư vốn đang phổ biến nhiều nơi, nhiều tỉnh thành, trong đó có TP.HCM.

Con số ông Trần Văn Cần - chủ tịch UBND tỉnh Long An công bố (có lẽ chưa đầy đủ): riêng tỉnh Long An hiện có 1.237 cá nhân hoạt động cho thuê dàn “nhạc sống”, karaoke “di động”, đa số đều không có đăng ký kinh doanh.

Quả là con số đáng sợ khi bạn Phương Mai Saigon, như vô số người dân ngày ngày trải qua cảnh "một khu dân cư mà cứ chiều tối là mấy ma men nghiện bia tụ tập đem bàn ghế ra giữa đường hẻm ngồi ăn nhậu, vài gia đình thì thi nhau "rống" karaoke không biết tôn trọng sự yên tĩnh của người già phụ nữ và trẻ em" đã cay đắng đặt câu hỏi: "Liệu đó có phải là môi trường đáng sống không?". Tag: thi công karaoke

Có đáng sống không khi bạn Khổ kêu trời khi "Nhà mình ở giữa, nhà bên trái thuê một dàn để hát, nhà bên phải (cách vài căn) cũng thuê một dàn để hát. Bà con xung quanh bị tra tấn bởi 2 dàn âm thanh công suất lớn, giờ muốn rối loạn thính giác luôn rồi".

Thậm chí khi "mẹ tôi (86 tuổi đang bị bệnh) mà vẫn đang bị dàn karaoke của nhà đối diện tra tấn" (Cong Tâm); "Tôi ở quận 6 đây, phía sau nhà là con hẻm nhỏ, mà cứ mỗi cuối tuần là kéo nhau tụ tập nhậu nhẹt, hát karaoke ầm ĩ không ai ngủ được. Hát hò gì mà từ sáng sớm đến tận khuya, con nhỏ của tôi đang ngủ giật mình khóc thét" (Thiên); "Mình sống tại đường Vườn Lài, Q. Tân Phú, TP.HCM; sát bên một quán cà phê, nơi mà họ hát rất tự do. Mình sống như một địa ngục, con mình còn nhỏ. Mình thật sự rất sợ trời tối khi nhạc nổi lên" (Nguyễn Gia Thắng)...

Bị nhạc sống tra tấn biết kêu cứu ai đây?

Bạn Thiên "bức xúc gọi điện xuống công an phường thì nhận được câu trả lời: "Rồi được rồi, để cho người xuống". Chờ mãi không thấy bóng dáng các anh đâu, từ sáng đến tối những người chơi nhạc sống tôi vẫn thay nhau tra tấn lỗ tai bà con xung quanh... Khổ quá!!!". Tag: thi cong phong karaoke

Bạn Anhkhoa nêu trường hợp cụ thể: "Đối diện nhà mình là nhà ông tổ trưởng tổ dân phố nhà 2 mặt tiền, phía sau cắt ra làm 3 phòng trọ, cho thuê. Họ làm gì thì không biết nhưng chiều nào cũng nhậu và hát . Họ mua hẳn 1 dàn chứ không phải thuê nữa, kê bàn ra giữa hẻm mà rống. Thật là khủng khiếp, mình đi làm về mệt không nghỉ được, con cái mình không học bài được (dường như con họ không đi học ). Mình đang định báo Công an khu vực không biết có được không?".

Bạn Nguyễn Tấn Nghĩa thì cho rằng trách nhiệm thuộc chính quyền địa phương: "Nên gọi đúng nghĩa của trạng thái này, đấy chính là quấy rối nơi công cộng chứ sao gọi là hát cho được kia chứ! rất mong các cấp chính quyền hãy giúp cho người dân có được cuộc sống bình yên đúng nghĩa!".

Trách nhiệm như thế nào, bạn Quang dẫn luật hẳn hoi: "Chuyện ồn này chúng ta có luật rồi mà sao không theo đó mà làm? Hay chính quyền địa phương không biết nên không xử được?. Đó là Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31-12-2009 của Chính phủ (trích): Điều 12 quy định về việc xử phạt vi phạm các quy định về tiếng ồn như sau:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 22 giờ.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 1,5 lần trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến trước 22 giờ. Tag: bảng hiệu bar

4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 1,5 lần trở lên trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ ngày hôm sau".

Mức phạt cụ thể từng trường hợp, thời gian, âm lượng rất nặng!

Rồi còn Thông tư số: 39/2010/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường (trích): "Các nguồn gây ra tiếng ồn do hoạt động sản xuất, xây dựng, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt không được vượt quá quy định (theo mức âm tương đương - dBA)".

Thông tư này nêu rất cụ thể âm lượng cỡ nào vượt quá trong khoảng thời gian, khu vực nào...

"Ước gì những lời bình luận này đến được các cơ quan chức năng tính toán giùm bà con để cuộc sống người dân trở lại như cũ, không bị xáo trộn. Xin chân thành biết ơn" - đó là lời kêu cứu khẩn thiết của bạn Nguyễn Gia Thắng.

Lời khẩn cầu chính đáng và đúng luật này liệu có rơi vào vô vọng?!

Nguồn: tuoitre.vn