Sau 10 năm triển khai Đề án “Phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020” đã thu được những kết quả bước đầu.

Những kết quả bước đầu

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, với sự chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành và các địa phương cả nước, Đề án đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng trong tăng trưởng ngành, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân. Tag: tảo độc trong ao

Hệ thống nguồn gen cây trồng, vật nuôi tiếp tục được duy trì, lưu giữ và đánh giá. Đây là nguồn vật liệu vô cùng quan trọng, phục vụ công tác nghiên cứu, chọn tạo giống trước mắt và lâu dài. Theo đó, đã thu thập 12.250 mẫu giống; đánh giá tính trạng hình thái 8.405 mẫu, lưu trữ 10.700 mẫu…. Nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới được chọn tạo hoặc nhập nội; những giống có ưu thế đã được áp dụng trên diện rộng, góp phần tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh sản phẩm. Từ năm 2010 đến nay, đã công nhận được 685 giống cây trồng, 252 giống cây lâm nghiệp, 26 dòng/tổ hợp lai vật nuôi và 13 giống thủy sản.

Một lượng lớn giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống đầu dòng, giống bố mẹ hạt lai… sản xuất ra từ các dự án đã được doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tiếp nhận để nhân các cấp giống tiếp theo, cung cấp cho sản xuất đại trà. Các dự án trồng trọt đã sản xuất hàng chục nghìn tấn hạt giống gốc, giống siêu nguyên chủng; hàng trăm triệu củ giống, hom giống đầu dòng… Đó là nguồn giống để các thành phần kinh tế nhân các cấp giống tiếp theo phục vụ sản xuất. Trong lĩnh vực lâm nghiệp, đã tuyển chọn 3.330 cây trội, xây dựng 380 ha vườn giống, 20 vườn vật liệu giống cây đầu dòng. Hằng năm, các đơn vị thực hiện dự án giống lợn cung cấp khoảng 4.500 - 6.000 con lợn cái hậu bị ông bà. Mỗi năm, các cơ sở đã sản xuất khoảng 40 tỷ con giống tôm sú; 100 tỷ con giống tôm chân trắng; giống nhuyễn thể 20 tỷ con… Tag: tôm bệnh đốm trắng


Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Kế hoạch (Bộ NN-PTNT) - đánh giá, tỷ lệ sử dụng giống cấp tiến bộ kỹ thuật hoặc tương đương trong sản xuất một số cây trồng, vật nuôi đạt hoặc vượt mục tiêu đề ra (70%). Trong giai đoạn 2010-2018, gần 1.000 giống cây trồng, vật nuôi mới được đưa vào sản xuất; nhờ vậy, năng suất nhiều cây trồng, vật nuôi tăng vượt mục tiêu Đề án (15%). Năng suất sinh khối trong trồng rừng kinh tế tăng 50%. Trọng lượng lợn xuất chuồng tăng 32%; năng suất sữa tăng 200 - 300 kg/con/chu kỳ. Đã thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia sản xuất giống, hằng năm, các doanh nghiệp và hộ dân đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng để sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Còn tập trung nhiều vào giống lúa và ngô

Bên cạnh những kết quả đạt được, ông Nguyễn Văn Việt cho hay, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống mới chủ yếu tập trung vào những cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, sinh trưởng nhanh; một số giống mới được công nhận nhưng chưa được sử dụng rộng trong sản xuất. Đáng chú ý, trong trồng trọt, mới chủ yếu tập trung chọn tạo giống lúa, ngô… vì vậy, từ 2010-2018, trong tổng số 248 giống được công nhận chính thức, có 80,6% là giống lúa và giống ngô. Chọn giống các loại rau ăn lá, điều, một số loại cây ăn quả… còn chưa được quan tâm; cây hồ tiêu 10 năm qua chưa có giống mới được công nhận. Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất một số cây trồng, vật nuôi chưa đạt mục tiêu đề ra; các địa phương còn tồn tại hiện tượng người sản xuất sử dụng giống cây trồng, vật nuôi chưa đúng quy chuẩn kỹ thuật. Các thành phần kinh tế còn ít đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống. Tag: tôm bệnh đốm đen

Nguyên nhân là do, công tác nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi ngắn ngày tốn ít thời gian, nhanh có kết quả và lợi nhuận nên thu hút các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân tham gia. Hệ thống sản xuất giống cây trồng, vật nuôi hiện nay chưa đủ sức sản xuất giống đáp ứng nhu cầu thực tiễn đòi hỏi. Cơ chế, chính sách chưa thực sự thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Nguồn: danviet.vn/nha-nong/10-nam-phat-trien-de-an-giong-nhung-ket-qua-buoc-dau-1041979.html