Trong bóng đá đôi khi vẫn có những chuyện kiêng kỵ để mong tránh gặp vận xui, hoặc cậu nguyện để được may mắn, bình an. Với HLV Park Hang-seo, trước mỗi trận đấu lớn nào cũng vậy, ông thường cầu nguyện ngay tại sân vận động để mong những điều tốt đẹp nhất luôn đồng hành cùng bóng đá Việt Nam.

Trước mỗi buổi tập để chuẩn bị cho các trận đấu, HLV Park Hang-seo đã đứng ở một góc sân và đưa hai tay lên và nhắm mắt giống như cầu nguyện một điều gì đó. Trước khi trận đấu chính thức diễn ra, ông cũng thường làm điều này.
Tôi là một người thường quan sát ông Park rất kỹ trước mỗi trận đấu của ĐT Việt Nam hay U23 Việt Nam trước đây, bất kể ở giải chính thức hay giao hữu, cứ sau màn chào cờ, hát quốc ca, ông Park lại ngồi nhắm mắt, cúi mặt trong cabin một lúc lâu trước khi trọng tài bắt đầu trận đấu.
Những hình ảnh đó khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, liệu ông Park có tin ở tâm linh và thánh thần? Và vì sao ông thường có thói quen "cầu nguyện" như vậy? Điều này khiến tất cả liên tưởng đến một giả thuyết là ông Park đến từ một quốc gia phương Đông, có nền văn hóa phần nào tương đồng với Việt Nam. Và dù một người vô thần đi chăng nữa thì những hành xử văn hóa theo chuyện "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" là một trong những liệu pháp tâm lý cân bằng cuộc sống. Và với ông Park, ở một khía cạnh nào đó có thể hiểu theo lập luận này.

Một mình HLV Park Hang-seo đứng trên mặt cỏ, nhắm mắt cầu nguyện. Đây là nghi thức quen thuộc của chiến lược gia người Hàn Quốc trước mỗi buổi tập quan trọng hoặc trước giờ đội tuyển Việt Nam thi đấu.

Bạc Thị Khiêm, nữ vận động viên Taekwondo khiến toàn bộ khán giả Philippines phải 'câm lặng' chỉ sau một cú đá

'Cười té ghế' với loạt ảnh nhan sắc cầu thủ Thái Lan và 'hoa khôi' tuyển nữ Việt Nam
Sau này, trong một cuộc phỏng vấn riêng với ông Park, tôi có đặt câu hỏi về hành động cầu nguyện này thì được giải thích rằng ông theo đạo tin lành, đó là nghi thức cầu nguyện đơn thuần, mang đặc trưng của tôn giáo.
Trước đây, khi HLV Calisto dẫn dắt ĐT Việt Nam, trước những thời khắc quan trọng ở các giải đấu lớn, ông vẫn có thói quen đi nhà thờ cầu Chúa. Với một người đến từ phương Tây thì việc cầu may cũng không phải ngoại lệ. Như ở chức vô địch AFF Cup 2008 thì ông Calisto và ĐT Việt Nam đúng là may thật. Chính những người trong cuộc cũng phải thừa nhận điều này khi chúng ta vượt qua cửa tử trong những thời khắc quan trọng.

Dân mạng cũng đua nhau cầu may trước trận U22 Việt Nam gặp U22 Indonesia. Ảnh: Fandom Owker.
Dưới thời HLV Miura, mỗi khi ĐTQG và U23 Việt Nam tham dự các giải đấu lớn vẫn thường đến thắp hương tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ Bắc Sơn và nhà riêng của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hay như HLV Hữu Thắng, khi cầm quân đến Myanmar tham dự AFF Cup 2016 cũng nhất định phải cho cầu thủ di Chùa Vàng thắp hương cầu may.