Khoảng hơn 3 tháng trở lại đây, dịch sốt xuất huyết (SXH) bùng phát và diễn biến phức tạp khiến hàng ngàn người ở Quảng Bình mắc bệnh, đã có 3 trường hợp tử vong do dịch bệnh.

Tại Quảng Bình, tính đến cuối tháng 11, toàn địa phương này có hơn 8.000 trường hợp mắc bệnh, 3 trường hợp đã tử vong. Mỗi ngày, các bệnh viện phải gồng mình thu dung hàng trăm trường hợp nhập viện do dịch SXH gây nên khiến các bệnh viện luôn đặt trong tình trạng quá tải.

100% bệnh viện quá tải

Theo ghi nhận của PV VietnamDaily tại Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới, khoảng 2 tháng trở lại đây, bệnh viện này liên tục quá tải khi mỗi ngày tiếp nhận hàng chục trường hợp bệnh nhân bị SXH đến khám và nhập viện.

Tại khoa Nhiễm của bệnh viện, chỉ có 29 giường bệnh nhưng phải điều trị cho gần 200 trường hợp bị SXH, trong đó có 1/3 bệnh nhân có dấu hiệu thuyên giảm đã được các bác sĩ cho về nhà điều trị.

Để tránh quá tải, bệnh viện đã phải bổ sung thêm 45 giường xếp, kê dọc hành lang, dưới chân cầu thang nhưng vẫn không đủ. Tag: diet con trung tai nha

Hết chỗ, bệnh viện buộc phải đưa bệnh nhân vào các Khoa Nhi, Khoa Nội… để tiếp tục điều trị.


Bác sĩ Võ Khắc Nhật, Trưởng Khoa Nhiễm - Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới, cho biết bệnh viện thường xuyên trong tình trạng quá tải, mỗi ngày có hơn 100 bệnh nhân điều trị nội trú, gần như 100% bệnh nhân phải nằm ghép đôi.

Nhiều bệnh nhân phải nằm ở khu vực hành lang, gầm cầu thang rất bất tiện trong sinh hoạt.

Các bác sĩ phải cố gắng tăng ca, thu dung bệnh nhân đến điều trị dù trong điều kiện khó khăn.

Tại huyện Quảng Ninh, tình hình SXH cũng diễn biến phức tạp. Từ đầu tháng 7 đến nay, Bệnh viện Đa khoa huyện tiếp nhận, điều trị cho gần 700 bệnh nhân SXH.

Khoa Nội - Nhi - Lây quy mô 60 giường bệnh nhưng có thời điểm có tới hơn 100 bệnh nhân điều trị, do đó người bệnh phải nằm ghép. Tag: diet moi tai nha gia re


Bác sĩ Hồ Văn Tiến, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Ninh, cho biết SXH trên địa bàn bùng phát vào tháng 8, mạnh nhất là trong tháng 10 và 11, với gần 300 bệnh nhân điều trị nội trú và đặt bệnh viện trong tình trạng quá tải mỗi ngày.

“Để tiếp tục thu dung bệnh nhân điều trị, bệnh viện phải kê thêm giường ở hành lang hay dồn sang các khoa khác. Trước tình hình đó, đơn vị đã báo cáo lãnh đạo huyện, đồng thời phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tích cực tuyên truyền cho nhân dân chủ động trong công tác phòng chống SXH”, bác sĩ Tiến nói.

Ngoài 2 bệnh viện trên, thì tại nhiều bệnh viện lớn ở Quảng Bình, như: Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, BV Đa khoa khu vực Bắc Quảng Bình… mỗi ngày cũng tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân và có dấu hiệu quá tải.

Tăng cường phòng, chống “đại dịch” SXH

Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, tính đến đầu tháng 11, toàn tỉnh ghi nhận 78 ổ bệnh nhỏ do dịch SXH gây ra tại 8/8 huyện, thị xã, thành phố với gần 8.000 trường hợp mắc bệnh, có 3 trường hợp đã tử vong. Các địa phương có số ca mắc SXH cao ở các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và thị xã Ba Đồn. Tag: diet con trung co quan xi nghiep

Ông Nguyễn Đức Cường, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Bình, cho biết trước “đại dịch” SXH, Sở đã có văn bản báo cáo tình hình dịch lên cấp trên; đồng thời kiến nghị Cục Y tế dự phòng và Viện Pasteur Nha Trang hỗ trợ máy phun và hóa chất phòng chống dịch SXH.

Theo ông Cường, nguyên nhân gia tăng số ca bệnh SXH thời gian qua là do sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Tại tỉnh Quảng Bình mùa hè đến sớm, mưa nắng thất thường, nhiệt độ trung bình và lượng mưa đều tăng cao so với các năm trước đây dẫn đến véctơ truyền bệnh phát triển mạnh.


Cùng với đó, môi trường tại các công trình xây dựng, nhà trọ không được quan tâm xử lý nên phát sinh các ổ loăng quăng của muỗi truyền bệnh; sự chủ động phối hợp của người dân và ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại một số địa phương chưa cao; việc triển khai biện pháp phun hóa chất và diệt loăng quăng ở cộng đồng gặp nhiều khó khăn, chưa triệt để; sự vào cuộc của chính quyền địa phương chưa kịp thời; kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh còn hạn hẹp.

Nói về giải pháp, ông Cường cho hay để hạn chế sự lây lan và phát sinh dịch bệnh SXH, các cơ sở y tế cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức xử lý ổ dịch kịp thời và phun hóa chất diệt muỗi chủ động trên diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch.

Nghành y tế cũng cần tập trung đẩy mạnh công tác thu dung, điều trị cho bệnh nhân SXH theo các hướng dẫn của Bộ Y tế; đồng thời bảo đảm công tác vật tư, hóa chất, thuốc cho công tác phòng chống dịch tránh lây lan.

“Trước “đại dịch” SXH, tôi mong muốn toàn thể cộng đồng cùng chúng tay vào để phòng chống dịch bệnh lây lan. Đặc biệt các đoàn, thể và mọi người nên chung tay bảo vệ môi trường như phát quang bụi rậm, làm sạch cống rảnh, mương nước… và đổ tất cả các dụng cụ chứa nước sản sinh bọ gậy…” - ông Cường nói.

Theo bác sỹ Huỳnh Công Hùng, Phó Trưởng Khoa Kiểm soát dịch bệnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Bình, cho biết trước tình hình SXH bùng phát, đơn vị đã triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống và chỉ đạo các trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế xã thực hiện kế hoạch diệt loăng quăng, vệ sinh môi trường, phun hóa chất diệt muỗi.

Nguồn: vietnamdaily.net.vn

View more random threads: