Mới chỉ bước vào đầu cao điểm mùa khô song một số khu vực của Tây Nguyên đã thiếu nước nghiêm trọng và dự báo tình trạng khô hạn có khả năng diễn ra khốc liệt.

Thực tế này đang đòi hỏi các địa phương cần khẩn trương áp dụng các mô hình chống hạn, đồng thời chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.


Thiếu nước nghiêm trọng

Ông Trần Trung Thành, Phó giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, cho biết, năm nay, các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên sẽ chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng El nino. Ở một số địa bàn, nhất là các huyện phía Đông, Đông Nam tỉnh Gia Lai và phía Đông tỉnh Đắk Lắk, khả năng sẽ xảy ra thiếu nước nghiêm trọng, hạn hán khốc liệt.

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và PTNT, với tình hình nguồn nước hiện nay và thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, ở khu vực Tây Nguyên, khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước ở thời gian cuối mùa khô với tổng diện tích cây trồng bị ảnh hưởng khoảng 30.000ha (gồm 26.000ha cây lâu năm và 4.000ha lúa, màu). Tag: ống xốp đen nuôi tôm

Giành thế chủ động tưới tiêu

Để bảo đảm chủ động phòng, chống hạn hán, thiếu nước, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo tăng cường theo dõi sát diễn biến tình hình thời tiết, thủy văn; tiếp tục thực hiện việc dự báo nguồn nước và xây dựng kế hoạch sử dụng nước ở các vùng/lưu vực sông, kịp thời cảnh báo cho các địa phương và người dân. Sử dụng các vùng trũng, thấp để tích trữ nước, tổ chức nạo vét, đào ao, khoan giếng, ưu tiên dành nước tưới cho các giai đoạn cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng và tăng cường sử dụng các biện pháp nông nghiệp để phòng, chống hạn hán.

Đồng thời đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang loại cây trồng có nhu cầu nước thấp; kiểm soát chặt chẽ để hạn chế việc canh tác ngoài quy hoạch, nhất là ở vùng không chủ động cung cấp nguồn nước. Phân phối nguồn nước trong công trình thủy lợi hợp lý để bảo đảm cho cả mùa khô, khi xảy ra thiếu nước, phải ưu tiên cung cấp cho sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm.

Xây dựng lịch điều tiết các hồ chứa thủy điện để phục vụ thủy lợi khi xảy ra hạn hán, thiếu nước. Đồng thời, tăng cường áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm cho lúa, cây trồng cạn (sử dụng hình thức tưới nông-lộ-phơi đối với cây lúa; đối với cây công nghiệp (cà phê, tiêu...) và cây trồng cạn áp dụng biện pháp tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt, tưới luân phiên…).

Theo TS. Trần Vinh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên: Công nghệ tưới tiết kiệm đã được Viện triển khai. Biện pháp tưới tiết kiệm này dựa trên kỹ thuật cải tiến tưới nhỏ giọt của nước ngoài và kế thừa công nghệ tưới tiết kiệm cho cây ăn trái của vùng Đông Nam Bộ. Tag: ống sủi oxy ao tôm

Công nghệ này đơn giản, sử dụng các đường ống nhỏ, trong đó có các van khóa để điều chỉnh nước ra cho từng gốc cà phê. Với cách làm này, chúng ta sẽ tính toán được lượng nước cần tưới.

Thứ hai là, kết hợp bón phân qua hệ thống. Với công nghệ này, người dân có thể làm bể chứa nhỏ, hoặc thùng phuy hòa phân vào, khi tưới sẽ hút nước kèm theo phân đưa ra từng gốc cây rất đều đặn, không bị bốc hơi và không bị thấm sâu dưới đất.

Hệ thống tưới tiết kiệm không chỉ phù hợp với cây cà phê mà còn hiệu quả hơn đối với cây tiêu và các cây trồng khác ở vùng đất dốc. Chi phí lắp đặt hệ thống này khoảng 30 triệu đồng, nếu bà con cần có thể liên hệ trực tiếp với Viện Khoa học Kỹ thuật nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện sẽ hướng dẫn bà con tự mua thiết bị để lắp đặt hoặc sẽ cử cán bộ, nhân viên đến trực tiếp hướng dẫn cho bà con cách lắp đặt, tưới tiêu.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng kết hợp chăn nuôi

Trước tình hình khô hạn kéo dài và ngày càng gay gắt, TP. Pleiku (Gia Lai) đã vận động nông dân chuyển đổi sang trồng các loại rau, màu phù hợp.

Trên cùng đơn vị diện tích, trước đây một năm chỉ canh tác lúa 1 vụ thì nay bà con đã canh tác 4 vụ rau màu. Mỗi sào (1 sào Tây Nguyên = 1.000m2) rau màu cho thu 40 - 50 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa nước. Làng Ia Lang (phường Chi Lăng) có gần 60ha trồng rau màu, là điển hình về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng hạn.

Gia đình ông Nguyễn Văn Long thôn 5 (xã Diên Phú, TP. Pleiku) mạnh dạn phá bỏ diện tích cây trồng không chịu hạn sang ươm trồng các loại hoa. Với gần 3ha trồng lan, trừ chi phí, gia đình ông thu hơn 1 tỷ đồng/năm. Từ kết quả đạt được, ông tiếp tục cải tạo nốt phần vườn còn lại chuyển sang nuôi các loại gà quý hiếm cung cấp gà giống và gà thịt cho thị trường, đồng thời lấy phân bón cho cây trồng. Tag: ống sủi tạo oxy ao tôm

Anh Long chia sẻ: Trước kia gia đình chuyên sản xuất kinh doanh hoa lan, nhưng đến thời điểm này, phát triển mô hình khép kín. Ngoài 2.000 trụ tiêu để tận dụng phân tro bón của hoa lan, tôi còn chăn nuôi một số gia súc mà mọi người cho là khó.

Được biết, TP. Pleiku đã vận động nông dân chuyển đổi gần 150ha ruộng chuyên canh tác lúa sang trồng rau xanh và hoa màu các loại. Dự kiến đến năm 2020 chuyển đổi thêm trên 50ha đất khô hạn sang trồng các loại rau màu. Đồng thời triển khai các biện pháp chống hạn, sử dụng các máy bơm của hộ gia đình bơm nước từ các khe suối, ao hồ, đào giếng để cấp nước tưới, nước sinh hoạt cho nhân dân vùng khô hạn.

Phó chủ tịch UBND phường Thắng Lợi (TP. Pleiku) Nguyễn Xuân Anh cho biết: “Xác định tình trạng khô hạn sẽ ngày càng gay gắt, địa phương đang tập trung sử dụng nguồn nước mạch để sản xuất rau màu; đồng thời sử dụng tiết kiệm tối đa nguồn nước cho sinh hoạt”.

Ưu tiên giống chịu hạn

Một trong những cây trồng đem lại hiệu quả cao trong điều kiện thích ứng với hạn hán là giống ngô lai chịu hạn VN8960, do Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam chọn tạo, được công nhận là giống Quốc gia năm 2004.

Giống ngô này có đặc tính sinh trưởng thuộc nhóm trung bình sớm, thời gian sinh trưởng khoảng 85 - 105 ngày; trồng được ba vụ trong năm.

Giống ngô lai VN8960 được các tỉnh Bình Thuận, Bình Định, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên đưa vào cơ cấu giống cây trồng mỗi năm của tỉnh. Đặc biệt, đối với các vùng khô hạn như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa thì giống ngô lai VN8960 là giống chủ lực hiện nay và được người nông dân ưu tiên lựa chọn để gieo trồng.

Theo ông Nguyễn Văn Luyến, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông (Gia Lai), năm nay, huyện triển khai trồng thử nghiệm 2,5ha giống lúa TR1 trên cánh đồng làng Klũh Lãh, xã Ia Boòng trước mùa vụ khoảng nửa tháng để tránh tình trạng lúa thiếu nước trong giai đoạn trổ đòng như những năm trước. Hiện tại, diện tích lúa này phát triển tốt, khỏe và đang đẻ nhánh trổ đòng. Sau khi mô hình thành công, sẽ xem xét nhân rộng ra nhiều diện tích lúa trên địa bàn vào năm sau.

Ông Rơ Mah Ban (làng Klũh Lãh, xã Ia Boòng) cho biết, 13 hộ dân tộc thiểu số của làng đã được huyện Chư Prông cấp giống lúa Hương thơm TR1, phân bón để trồng thử nghiệm mô hình chống hạn. Bình thường thì đầu tháng 12 người dân mới tiến hành sạ lúa nhưng với mô hình chống hạn này thì ngày 15/11 đã xuống giống. Ngoài giống và phân bón, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Prông còn tập huấn kỹ thuật trồng lúa nước, xuống tận ruộng hướng dẫn cách xuống giống, chăm sóc, rải vôi, khử phèn, khơi thông nguồn nước. Nhờ vậy, diện tích lúa năm nay phát triển tốt hơn năm ngoái vì đủ nước để lúa trổ đòng. Thấy mô hình hiệu quả, nhiều hộ dân trong làng đăng ký tham gia trong năm sau.

Nguồn: kinhtenongthon.vn/mot-so-mo-hinh-thich-ung-voi-kho-han-o-tay-nguyen-post26293.html

View more random threads: