Theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, tính từ đầu năm 2019 đến những ngày gần đây, toàn thành phố có 6.733 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm trước (1.931 ca).

Từ ngày 1/1 đến 14/2, tại TP.HCM ghi nhận 6.733 trường hợp nhập viện do sốt xuất huyết. Trung bình mỗi tuần trên địa bàn thành phố có gần 1.000 trường hợp nhập viện vì bệnh này, chưa kể số lượng lớn người bị mắc sốt xuất huyết điều trị ngoại trú và tại các phòng khám tư.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, nếu so sánh với những tuần cùng kỳ của đầu năm 2018 thì số ca sốt xuất huyết của các tuần đầu năm 2019 cao hơn, nhưng so sánh số ca của từng tuần với các tuần trước đó thì sẽ thấy khuynh hướng bệnh giảm tuy còn chậm, cần quyết liệt đẩy mạnh các biện pháp chủ động phòng chống bệnh để thúc đẩy tốc độ giảm ca bệnh.

Trước đây, bệnh sốt xuất huyết được cho là bệnh của trẻ em, tuy nhiên hơn 10 năm nay tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết người lớn (trên 15 tuổi) xấp xỉ 50% trong tổng số ca bệnh ghi nhận được. Các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết hầu hết ghi nhận trên bệnh nhân có cơ địa béo phì, bệnh mạn tính; một số trường hợp tử vong ở người lớn còn do chủ quan tự điều trị tại nhà, đến bệnh viện trễ. Tag: Cong ty diet con trung


Ghi nhận tại các bệnh viện cho thấy, nhiều trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết nhưng không biết, không lưu tâm đến bệnh. Bệnh nhân Ngọc Tâm (quê Đắc Nông), điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho hay, khi có biểu hiện sốt, tây chân rã rời thì chỉ nghĩ mình bị cảm do thời tiết thay đổi. Do vậy, chị chủ động điều trị ở nhà, mãi đến khi các biểu hiện sốt trở nặng thêm mới được gia đình đưa đến bệnh viênh khám và được xác định bị sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị.

Tương tự, chị Thanh Thúy (ngụ TP.HCM) kể, khi có triệu chứng sốt, mệt mỏi thì chị nghĩ là bị cảm cúm thông thường nên ra hiệu thuốc tây mua thuốc về uống. Hai ngày sau, tuy triệu chứng sốt có giảm nhưng cơ thể lại xuất hiện những đợt nóng, ớn lạnh bất thường. Chị Thúy đến bệnh viện thăm khám thì được chẩn đoán mắc sốt xuất huyết và được chỉ định nhập viện điều trị.

Theo BS CKII Nguyễn Thanh Phong, Trưởng khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM, thông thường thời điểm sau Tết Nguyên đán là chu kỳ đi xuống của bệnh sốt xuất huyết nhưng hiện tại, số ca mắc tại khoa vẫn luôn ở mức cao. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới có 2 khoa tiếp nhận bệnh nhân SXH người lớn là Khoa Nhiễm C và Nhiễm D, trong đó riêng khoa Nhiễm D mỗi ngày tiếp nhận trung bình 50 bệnh nhân khiến khoa luôn trong tình trạng quá tải. Có nhiều trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết nhưng không được phát hiện sớm, khi vào viện đã có dấu hiệu chuyển nặng. Tag: Dich vu diet con trung


Trưởng khoa Nhiễm D - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM nhấn mạnh, điều nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyến là bệnh chỉ trở nặng sau khi bệnh nhân đã hết sốt, thường là ngày thứ 3 sau khi phát bệnh, lúc đó mới xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như giảm tiểu cầu, suy gan, suy thận… Vì vậy, điều quan trọng là phải chẩn đoán sớm, đúng bệnh để có biện pháp theo dõi và điều trị kịp thời.

Trước tình hình gia tăng của sốt xuất huyết, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh muỗi đốt, không cho muỗi phát triển. Tăng cường diệt muỗi, diệt loăng quăng, đậy kín dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Thay nước ở các bình hoa, thả muối vào chén nước kê chân chạn. Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn, thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến...Khi nghi ngờ và phát hiện bệnh cần đến cơ sở y tế điều trị kịp thời. Tag: Cong ty diet muoi

Nguồn: phunuvietnam.vn/ky-nang/tphcm-so-ca-sot-xuat-huyet-tang-hon-3-lan-so-voi-cung-ky-nam-ngoai-post55758.html