2 triệu túi nilon đang được sử dụng trên khắp thế giới mỗi phút trôi qua. Thật khó tưởng tượng đống rác thải nhựa ấy sẽ tăng lên nhanh thế nào sau mỗi năm và việc xử lý chúng khó khăn như thế nào.

Dù các nhà khoa học vẫn không ngừng tìm kiếm giải pháp, các chính sách được đưa ra về hạn mức sử dụng nhựa, tuy nhiên đây vẫn là một vấn đề cấp bách đối với môi trường của chúng ta.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện một giải pháp đầy tiềm năng cho vấn đề này: có một loại sâu có thể trở thành anh hùng cứu Trái Đất khỏi rác thải nhựa.


Loài sâu có thể giúp chúng ta đối phó với rác thải nhựa chính là một loại sâu bướm có tên "sâu sáp" (waxworm). Chúng ký sinh trong tổ ong và ăn sáp ong bên trong.

Loài sâu này còn có thể dùng làm thức ăn cho một số con vật như thằn lằn. Chúng cũng có ích trong việc nghiên cứu trên động vật vì có thể thay thế động vật có vú trong một số thí nghiệm nhất định. Tag: Cong ty diet con trung

Như Gia Đình Mới đã nêu trên, chúng còn được phát hiện là có khả năng ngăn chặn sự hủy diệt của hành tinh.


Nhà nghiên cứu nữ người Tây Ban Nha, Federica Bertocchini là một người nuôi ong bán thời gian. Cô đã quen với công việc nhặt loài sâu ký sinh ra khỏi tổ ong.

Một ngày nọ, sau khi bỏ một đống sâu sáp vào túi ni lông, Bertocchini phát hiện ra vô số lỗ thủng trên túi.

Cùng với các nhà khoa học khác là Paolo Bombelli và Christopher J, Howe, cô quyết định tiến hành nghiên cứu sử dụng 100 con sâu sáp dựa trên sự cố này.

Các nhà khoa học đã cho lũ sâu vào trong những chiếc túi nhựa. Sau 40 phút, những lỗ thủng bắt đầu xuất hiện. Sau 12 giờ đồng hồ, khối lượng nhựa đã giảm 92 mg. Tag: Dich vu diet con trung

Để tìm hiểu liệu lũ sâu có thật sự tiêu hóa nilon và phá vỡ các liên kết hóa học trong nhựa chứ không phải là chỉ đơn thuần nhai nó, các nhà khoa học đã nghiền các sinh vật này và cho lên một miếng nhựa, miếng nhựa. Kết quả lại lặp lại - các lỗ thủng xuất hiện.

Các nhà khoa học tin rằng bí mật nằm trong chất enzyme có ở trong những con sâu giúp chúng có khả năng tiêu hóa nhựa. Bên cạnh đó, chúng có thể ăn sáp, cũng là một loại nhựa tự nhiên.


Bertocchini cho biết nhiệm vụ tiếp theo là tìm ra enzyme phân hủy nhựa trong hệ thống tiêu hóa của chúng. Nếu các nhà khoa học có thể chiết xuất được chất đó, hiểu được nó là gì và quá trình tiêu hóa diễn ra trong loài sâu sáp này như thế nào, thì họ sẽ có thể tiến gần hơn tới phương pháp tiêu hủy tự nhiên và hiệu quả rác thải nhựa. Tag: Cong ty diet muoi

(Theo Bright Side)

Nguồn: giadinhmoi.vn/tin-tot-dep-phat-hien-loai-sau-co-the-cuu-trai-dat-bang-kha-nang-an-nhua-d20203.html