Với nhiều nỗ lực, diện tích trồng rau an toàn, rau hữu cơ của TP Hà Nội không ngừng tăng cả về quy mô diện tích và chất lượng.

Nhiều mô hình hiệu quả

Với lợi thế về đất đai, thị trường, TP Hà Nội đã và đang mở rộng vùng trồng rau an toàn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở nhiều địa phương, việc trồng rau an toàn được xác định là hướng phát triển sản xuất nông nghiệp chủ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở hướng làm giàu cho người dân. Đơn cử, xã Thanh Đa (huyện Phúc Thọ), năm 2009 đã quy hoạch 30ha tại khu đồng Bãi Nổi để trồng rau. Vùng trồng rau an toàn này được thành phố hỗ trợ vật tư nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng; huyện Phúc Thọ mở các lớp phòng trừ dịch hại tổng hợp, tập huấn cho nông dân cách giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... Sau gần 9 năm triển khai, vùng rau an toàn của xã Thanh Đa đã mở rộng được hơn 50ha, đem lại thu nhập ổn định cho 330 hộ gia đình. Hiệu quả kinh tế từ trồng rau của địa phương này đạt từ 600 đến 800 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 8-10 lần so với trồng lúa. Tag: bệnh thường gặp trên tôm thẻ


Còn tại huyện Gia Lâm, diện tích trồng rau mỗi vụ là hơn 720ha, riêng vụ đông lên tới 900ha. Từ chỗ năm 2009, huyện Gia Lâm không có diện tích trồng rau đủ điều kiện chứng nhận, thì đến nay diện tích được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trồng rau là gần 398ha, diện tích được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP là 25ha. Qua quá trình xây dựng các vùng rau an toàn, bản thân các hộ nông dân được nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn thực phẩm. Nhờ đó, số doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm rau an toàn trên địa bàn huyện đã tăng từ 7 doanh nghiệp năm 2016 lên 16 doanh nghiệp hiện nay; số lượng rau xanh tiêu thụ qua hợp đồng từ 3 tấn/ngày đã tăng lên 16 tấn/ngày.

Ông Nguyễn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cho hay: Diện tích trồng rau an toàn, rau hữu cơ trên địa bàn thành phố tăng mạnh và chất lượng đã nâng lên rõ rệt. Hiện nay, trên địa bàn TP Hà Nội, diện tích trồng rau an toàn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt hơn 5.000ha, hơn 300ha rau đạt tiêu chuẩn VietGAP và hàng trăm héc ta trồng rau hữu cơ. Tag: ky thuat nuoi tom su

Theo kết quả điều tra của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội, tỷ lệ sử dụng thuốc thảo mộc, sinh học trong trồng rau xanh hiện nay ở Hà Nội khoảng 60%; nông dân đã tuân thủ đúng thời gian cách ly khi thu hoạch sản phẩm; tỷ lệ mẫu rau phân tích vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tối đa cho phép thấp (mỗi năm phân tích từ 300 đến 1.000 mẫu rau, chỉ có từ 1% đến 2% mẫu vượt dư lượng thuốc bảo vệ thực vật); số lượng tiêu thụ rau an toàn qua hợp đồng trung bình là 42 tấn/ngày... Tại các vùng che phủ ni lông, trồng trong nhà lưới hoặc trồng rau trái vụ, giá trị sản xuất đạt 1 tỷ đồng/ha/năm, cá biệt có diện tích đạt 2 tỷ đồng/ha/năm; giá trị từ trồng rau an toàn cao hơn trồng rau theo phương pháp truyền thống từ 10% đến 20%.

Tháo gỡ khó khăn

TP Hà Nội phấn đấu đến năm 2020, duy trì 5.100ha trồng rau an toàn, hiệu quả kinh tế đạt từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Đồng thời, phát triển thêm từ 3.000 đến 4.000ha rau được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; bảo đảm 100% sản phẩm rau xanh được truy xuất nguồn gốc và an toàn thực phẩm... Tuy nhiên, hiện nay việc quản lý sản xuất, tiêu thụ rau an toàn tại Hà Nội vẫn gặp không ít khó khăn do nông dân sản xuất quy mô nhỏ, phân tán, số hộ nông dân trồng rau xanh lên tới hơn 200 nghìn hộ. Hà Nội vẫn còn khoảng 7.000ha rau chưa được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Ở nhiều nơi, hợp tác xã nông nghiệp hầu như không đảm nhiệm được vai trò trong tiêu thụ rau an toàn, trong khi đó việc thành lập mới các hợp tác xã tiêu thụ rau an toàn đạt hiệu quả lại không dễ; mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân cũng thiếu chặt chẽ, không hài hòa lợi ích giữa các bên, hợp đồng thường bị phá vỡ. Tag: nuôi tôm sú

Để trồng rau an toàn phát triển mạnh trong thời gian tới, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, Sở sẽ phối hợp với các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nhân rộng mô hình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh theo hướng giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng thuốc thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng. Bên cạnh đó, tập trung phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ rau an toàn truy xuất nguồn gốc đến hộ gia đình gắn với hệ thống bảo đảm có sự tham gia của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng; siết chặt công tác quản lý vật tư nông nghiệp ở tất cả các khâu. Để thực hiện được việc này, Sở NN&PTNT sẽ tham mưu thành phố có thêm cơ chế, chính sách về sản xuất, tiêu thụ rau an toàn, theo hướng hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp phát triển hệ thống cửa hàng, điểm bán lẻ rau an toàn; chuyển giao, tập huấn kỹ thuật cho nông dân sản xuất tốt hơn.

Nguồn: hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Kinh-te/921301/vung-trong-rau-an-toan-o-ha-noi-tang-quy-mo-chat-luong