Những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An tương đối cao. Tuy nhiên, nhìn chung, tỉnh vẫn còn những huyện nghèo, khó khăn, nhất là các huyện miền núi. Nhờ có nguồn vốn của NHCSXH mà tín hiệu thoát nghèo đã được thắp lên.


Dăm năm trở lại đây, tôi mê miền Tây xứ Nghệ. Lý do để mê thì có nhiều nhưng chủ yếu ở đó rộng rãi, thoáng đãng với những dòng sông cuộn chảy, những cánh rừng tươi tốt và những con người mộc mạc, giản dị, chân tình. Cách đây 6 năm, tôi gặp anh Vi Tân Hợi, nguyên Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương và được anh cho biết khá cụ thể về tình hình của các huyện miền núi nói chung, của Tương Dương nói riêng. Qua lời kể của anh Hợi và những gì thu hoạch được trong 4 ngày “ngược xuôi” ở miền Tây xứ Nghệ, tôi hiểu rằng, lãnh đạo và người dân nơi này đang tìm cách thoát nghèo. Tag: bệnh tôm chết sớm

Có thể nói, Nghệ An cơ bản đã tìm ra cách giảm nghèo cho đồng bào miền núi. Cách đó cũng chẳng có gì là phức tạp, cao sang, bí ẩn: Tạo điều kiện cho dân vay vốn để tìm cách thoát nghèo ngay trên mảnh đất của mình.

Cụ thể hơn, NHCSXH tỉnh Nghệ An đã tạo ra nhiều cơ hội thoát nghèo bền vững khi giúp gần 500 nghìn lượt hộ đồng bào DTTS vay ưu đãi hơn 5 nghìn tỷ đồng để phát triển sản xuất kinh doanh. Khi có tiền rồi thì cán bộ khuyến nông xuống hướng dẫn đồng bào trồng trọt và chăn nuôi thế nào cho hiệu quả. Mô hình mang lại hiệu quả nhanh chóng là thành lập những trang trại nhỏ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi.

Trường hợp ông Vi Văn Dũng ở bản Hòa Sơn, xã Cà Tạ, huyện Kỳ Sơn là một ví dụ. Với 10 triệu đồng vay từ NHCSXH huyện Kỳ Sơn năm 2008, đến nay, ông Dũng đã có 20 con bò, 30 con dê, 100 con gà đen (gà Ác), cùng vườn cây ăn quả gần 2ha. Nhiều gia đình học tập ông Dũng nhưng nay họ đã vượt ông Dũng về số lượng đàn gia súc.

Hiểu rõ mảnh đất mình sinh sống để thoát nghèo

Đặc điểm nổi bật của các huyện miền núi Nghệ An là đất rộng, người thưa, khí hậu khắc nghiệt: nóng có thể lên tới 42 độ C, lạnh có khi xuống dưới 0 độ C, có nhiều lúc nắng lắm, mưa nhiều, độ dốc lớn nhưng đất đai khá màu mỡ. Chăn nuôi và trồng trọt là hai nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc ở đây. Tuy nhiên, hàng trăm năm làm nghề này nhưng người ở đây nghèo vẫn hoàn nghèo. Vậy mấu chốt hay bí quyết thoát nghèo nằm ở chỗ nào? Tag: tôm bệnh phân trắng

Câu trả lời đã đeo bám bà con mãi bởi vì mấy nguyên nhân: Thiếu vốn; chưa quen với tác phong sản xuất hàng hóa và tâm lý chỉ cần đủ ăn, đủ mặc là được. Khi đã biết được nguyên nhân của cái nghèo, nghĩa là chúng ta đã có 50% cơ hội thoát nghèo. Về vốn thì NHCSXH tỉnh luôn sẵn sàng giải quyết. Còn lại thì giải thích và chứng minh một cách rõ ràng thì bà con sẽ hiểu được. Sản xuất hàng hóa nghĩa là những thứ mình làm ra nhiều, vượt quá yêu cầu sử dụng của mình và mình bán để lấy tiền. Và khi ta có nhiều tiền, ta có thể có cuộc sống tốt đẹp hơn, no đủ hơn. Hơn nữa, cần phải làm cho đồng bào hiểu rằng, một khi gia đình không còn nghèo nữa thì có điều kiện nuôi con cái học hành tốt hơn.

Như vậy, để thoát nghèo, đồng bào các huyện miền núi tỉnh Nghệ An phải hiểu rõ đất nơi mình sinh sống phù hợp với loại cây trồng gì? Trồng cây ngắn hạn như ngô, lúa, khoai sắn, chanh leo… để “nuôi” những cây dài hạn như keo, xoan, săng lẻ, đinh hương…

Chăn nuôi cũng cần chọn một số giống con khác nhau để chúng “hỗ trợ” lẫn nhau phòng khi có dịch bệnh. Gà, vịt cũng cần phải nuôi vì chúng nhanh lớn. Có thể tận dụng sông, suối, ao hồ để nuôi cá. Dê, bò, trâu là những con vật dễ nuôi thả ở miền rừng. Tag: khí độc trong ao

Ngoài ra, các huyện miền núi tỉnh Nghệ An cũng đã bắt đầu nghĩ đến chuyện làm du lịch sinh thái để thoát nghèo. Cảnh sắc nơi này hoàn toàn phù hợp cho chuyện làm du lịch. Cái quan trọng là đồng bào cần quen với cách làm ăn lớn.

Trên đường đi, chúng tôi tận mắt thấy rất nhiều dê, trâu, bò được nuôi thả ở những chỗ thích hợp. Ở những ngọn đồi và những khu rừng nằm trong lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ có khá nhiều trâu, bò. Từ Kỳ Sơn sang Quế Phong, trên Quốc lộ 16 (đường song song với biên giới Việt - Lào), chúng tôi hầu như không gặp ô tô chạy ngược chiều, chỉ gặp những đàn bò khá đông đúc. Bò là vật nuôi có thể giúp nhiều gia đình thoát nghèo. Hy vọng trong tương lai gần, cụm từ quen thuộc “đẹp và giàu” sẽ được dùng để nói về miền Tây xứ Nghệ.

Nguồn: kinhtenongthon.vn/cach-thoat-ngheo-cua-cac-huyen-mien-nui-nghe-an-post23751.html

View more random threads: