Tận dụng các phụ phẩm thủy hải sản để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng là giải pháp nâng cao giá trị và phát triển bền vững cho ngành nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Na Uy về chế biến sản phẩm chất lượng cao từ phụ phẩm thủy hải sản do Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Đại sứ quán Na Uy tại Việt Nam tổ chức chiều 14/11, tại Tp. Hồ Chí Minh.


*Nguồn nguyên liệu bị bỏ quên

Ông Trần Đình Luân, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, nuôi trồng chế biến thủy sản là ngành mũi nhọn, được ưu tiên phát triển trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu thủy sản, ước tính giá trị xuất khẩu năm 2018 sẽ đạt hơn 9 tỷ USD. Tag: may thoi khi

Tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đã đạt trên 7 triệu tấn/năm. Trừ sản lượng file chế biến xuất khẩu thì còn lại khoảng 15-20% là phụ phẩm. Đây là nguồn nguyên liệu để chế biến các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ cho các ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi, thực phẩm cho con người…mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn.

Theo ông Trần Đình Luân, mặc dù ngành chế biến thủy sản của Việt Nam đã đạt được các tiêu chuẩn quốc tế của Mỹ, Nhật Bản, EU, sản phẩm thủy sản chế biến của Việt Nam đã xuất khẩu đi hơn 140 quốc gia. Tuy nhiên, điểm nghẽn trong chuỗi giá trị ngành thủy sản của Việt Nam là ít tập trung vào chế biến các phụ phẩm. Nguồn phụ phẩm thủy hải sản dường như bị bỏ quên trong một thời gian dài gây lãng phí kinh tế và ô nhiễm môi trường. Tag: phần mềm nuôi gia súc

Nêu thực trạng chế biến phụ phẩm trong ngành tôm, ông Phan Thanh Lộc, Giám đốc Công ty Vietnamfood cho biết, phụ phẩm chiếm từ 35-40% lượng đầu vào cho ngành tôm và nếu không được xử lý, chế biến đúng thì đó là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khiến ngành thủy sản không phát triển được. Ước tính mỗi năm Việt Nam có khoảng 320 triệu tấn phụ phẩm tôm nhưng mới chỉ chế biến được một phần rất nhỏ.

Phần phụ phẩm được sử dụng cũng thiếu các công nghệ để tinh sạch, chiết xuất ra sản phẩm có giá trị cao. Tại Việt Nam mới có 5 công ty tham gia chế biến phụ phẩm tôm và một số dự án đang tập trung vào nghiên cứu ở quy mô phòng thí nghiệm, thực nghiệm trong khi từ thực nghiệm đến sản xuất lớn là một quá trình dài, đòi hỏi đầu tư rất nhiều cả về kinh phí và công sức.

*Tạo giá trị kép cho ngành thủy sản

Ông Phan Thanh Lộc cho biết, trong phụ phẩm thủy sản, đặc biệt là phụ phẩm tôm có rất nhiều giá trị về thành phần dinh dưỡng như protein, khoáng, dầu…Những dưỡng chất đó nếu được chiết tách sẽ có giá trị ứng dụng lớn trong ngành thực phầm, mỹ phẩm, dược phẩm…Do đó, tận dụng được nguồn phụ phẩm để chế biến, sản xuất ra các sản phẩm giá trị cao sẽ mang lại lợi ích kép bao gồm giá trị gia tăng về kinh tế và sự bền vững về môi trường cho ngành thủy sản. Tag: pha dung dịch thuỷ canh

Theo ông Phan Thanh Lộc, hiện nay ngành chế biến phụ phẩm thủy sản Việt Nam mới đạt khoảng 275 triệu USD nhưng nếu khai thác hết nguồn nguyên liệu hiện có thì giá trị đạt được có thể lên tới 2 tỷ USD. Còn nếu ứng dụng chế biến phụ phẩm của toàn ngành nông nghiệp thì mỗi năm Việt Nam có thể tạo ra 5 tỷ USD. Nhưng để đạt được con số đó cần phải đẩy mạnh đầu tư vào khoa học công nghệ, máy móc thiết bị, và thương mại.

Ngành chế biến phụ phẩm đòi hỏi phải có công nghệ hiện đại và nghiên cứu phát triển sản phẩm, nhưng hiện nay công nghệ của Việt Nam vẫn đang mức học hỏi từ các quốc gia khác. Thêm vào đó, khó khăn của các doanh chế biến phụ phẩm thủy sản Việt Nam hiện nay thiếu nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng. Điều này xuất phát từ nhận thức của các nhà máy chế biến thủy sản, coi phụ phẩm là phần bỏ đi mà chưa coi đó là nguyên liệu cho các sản phẩm đồng hành.

Ông Võ Phú Đức, Giám Đốc, Công ty Vĩnh Hoàn Collagen cho biết, Vĩnh Hoàn là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam tích hợp đầy đủ các khâu từ ươm giống, nuôi, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm từ cá tra. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như file cá, Vĩnh Hoàn đã tận dụng hầu hết các phụ phẩm để chế biến các sản phẩm bột cá, dầu cá, collagen…

Theo ông Võ Phúc Đức, các sản phẩm chế biến sâu từ phụ phẩm mang lại giá trị rất cao so với các sản phẩm thông thường, cụ thể bột cá, mỡ cá chỉ có giá từ 1,2 -1,5 USD/kg nhưng sản xuất collagen có thể bán được với giá 15 -20 USD/kg, từ đó có thể gia tăng 15 -25% giá trị cho toàn bộ chuỗi nuôi – chế biến cá tra. Ngoài ra, việc chế biến các phụ phẩm cũng giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu tốt hơn với các đối tác nước ngoài, góp phần cải thiện hình ảnh cho ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, việc chế biến phụ phẩm thủy sản thành các sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao không thể thực hiện nhanh chóng trong thời gian ngắn. Vì vậy, doanh nghiệp cần có tầm nhìn, chiến lược dài hạn. Bên cạnh đó, chế biến phụ phẩm cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư nguồn vốn lớn và tập trung nghiên cứu sản phẩm, thị trường.

Do đó, cần tính đến việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng được các mô hình sản xuất chuẩn mực, từ đó nhân rộng ra nhà máy khác. Theo đó, cơ quan quản lý, đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp phải tăng cường liên kết hợp tác và thực sự bắt tay vào xây dựng cơ sở sản xuất lớn cũng như đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm từ phụ phẩm còn nếu chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu thì sẽ khó giải quyết được vấn đề. Thêm vào đó, để đẩy nhanh quá trình phát triển ngành chế biến phụ phẩm thủy sản, Việt Nam cũng cần tích cực hợp tác, chuyển giao công nghệ từ các quốc gia có ngành chế biến phụ phẩm phát triển.

Bà Grete Lochen, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam chia sẻ, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản của Na uy đã có kinh nghiệm từ hơn 100 năm trước và hiện nay Na Uy đã khai thác được 76% số lượng phụ phẩm thủy sản để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, nhiều doanh nghiệp Na uy đã xử lý được phụ phẩm thủy sản thành nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm và cả dược phẩm, mang lại giá trị gia tăng rất cao và đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Với lợi thế về kinh nghiệm, công nghệ và thiết bị tiên tiến, các doanh nghiệp Na Uy có thể hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc xử lý, chế biến phụ phẩm thành các sản phẩm có giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể trở thành nhà cung ứng các nguyên liệu và tham gia vào chuỗi giá trị trong ngành phụ phẩm của các doanh nghiệp Na Uy. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cần chú trọng vào khâu bảo quản nguyên liệu và đáp ứng được yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm./.

Nguồn: bnews.vn/phat-trien-ben-vung-nganh-nuoi-trong-che-bien-thuy-san/102118.html