Trong khi phần lớn các trại đều nuôi giống gà lai Đông Tảo bản địa thì ông Nguyễn Văn Bốn ở thôn Tân Nhuế, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên lại chọn nuôi giống gà lai 3 máu hướng thịt của Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương.

Lý giải cho cách làm khác biệt của mình, ông Bốn cho biết: Gà lai 3 máu hướng thịt có khả năng tăng trọng nhanh, thời gian quay vòng vốn đầu tư ngắn, sau nuôi 4 tháng trọng lượng trung bình đã đạt 2,7 - 2,8kg/con và cho phép xuất bán. Nếu tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi gia cầm VietGAHP, thì lợi nhuận nuôi gà 3 máu hướng thịt có thể đạt cao hơn nhiều so với các giống gà khác. Tag: bệnh tôm chết sớm


Bằng chứng rõ nét là, từ 6 năm nay gia đình ông Bốn thường xuyên nuôi gà lai 3 máu hướng thịt, mỗi năm nuôi 2 lứa, mỗi lứa 2.000 con, trừ chi phí đầu tư và hao hụt con giống, vẫn còn dư ra được 20 triệu đồng/tháng.

Để luôn duy trì được nguồn lợi nhuận cao nói trên, gia đình ông Bốn đã xây dựng 2 chuồng nuôi gà cố định, mỗi chuồng rộng 100m2, có tường bao xây lửng cao 0,5m, mái lợp tấm Proximang, nền chuồng đổ bê tông cứng, rải đệm lót sinh học để xử lý phân và mùi hôi trong trại. Tag: tôm bệnh phân trắng

Trước mỗi trại nuôi gà còn có sân xi măng láng cứng, thuận tiện cho gà chơi và tẩy rửa vệ sinh hàng ngày. Trong quá trình chăn nuôi ông Bốn luôn tuân thủ nguyên tắc “vào - ra đồng loạt”. Xuất bán hết lứa gà trước, mới nhập nuôi lứa gà sau.

Chọn mua con giống khoẻ, an toàn dịch bệnh. Thức ăn cho gà ở giai đoạn 45 - 48 ngày tuổi, chủ yếu dùng cám công nghiệp mảnh, sau đó chuyển sang cho ăn cám ngô, bã rượu và cám công nghiệp đậm đặc, theo tỷ lệ (khối lượng) 10% cám đậm đặc + 45% cám ngô + 45% bã rượu hoặc bã bia (dừng cho ăn cám công nghiệp trước xuất bán 7 - 10 ngày).


Theo ông Bốn, để có thể bảo toàn được đàn gà, gia đình ông luôn coi trọng công tác phòng ngừa dịch bệnh sớm, tiêm vacxin phòng bệnh đúng quy định. Không cho gà ăn thức ăn bị ẩm mốc. Sân chơi, máng uống phải dọn rửa 2 - 3 lần/ngày. Cách ly kịp thời các con có dấu hiệu bị bệnh, đồng thời cho cả đàn uống thuốc phòng dịch ngay. Tag: khí độc trong ao

Tăng cường quạt thông gió, và mở hết cỡ các cửa có trong trại gà, để hạ nhiệt độ trại nuôi vào các tháng mùa hè, vì lớp đệm lót sinh học nền chuồng luôn có quá trình sinh nhiệt. Lùa gà vào chuồng ngay khi có gió mùa, mưa rét.

Sau xuất bán hết gà tiến hành vệ sinh tiêu độc chuồng trại, trong đó thu gom triệt để các loại lông gà đem tiêu huỷ, sau để trống trại 3 - 4 tuần mới nuôi tái đàn trở lại.

Nhờ áp dụng các biện pháp chăn nuôi gà an toàn sinh học nói trên, trại gà của gia đình khá gần khu nhà ở, nhưng tuyệt đối không có mùi hôi thối gây khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt. Mặt khác, do sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, mỗi năm gia đình ông Bốn còn thu thêm được ngót 10 triệu đồng, bán phân gà cho nhà nông các tỉnh miền núi phía Bắc trồng cây ăn quả.


Bộc bạch với chúng tôi, ông Bốn thẳng thắn chia sẻ, từng là người lính tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc từ năm 1984 - 1985. Sau đó được nhà nước cho ra quân trở về quê hương, ông cùng gia đình mưu sinh bằng nghề nuôi gà thịt đã trên 20 năm. Nhưng ông vẫn rất khó vay các nguồn vốn ưu đãi từ Nhà nước và tiếp cận với các dự án phát triển nông nghiệp (chăn nuôi) của địa phương, để mở rộng quy mô sản xuất.

Chăn nuôi gia cầm dễ gặp rủi ro và cần nguồn vốn lớn (trên 200 triệu để nuôi 1.000 gà). Tháng 5/2018, do thời tiết nắng nóng khắc nghiệt bất thường, đã làm cho đàn gà nuôi của gia đình ông phát sinh đồng thời nhiều loại bệnh (mời tiến sĩ về cũng không khắc phục được), gây lỗ trên 100 triệu đồng.

Qua đó ông Bốn khuyên người chăn nuôi, trong điều kiện thời tiết nói trên, không nên tái đàn. Nếu đang nuôi phải giãn giảm mật độ nuôi thả, kết hợp vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại triệt để hàng ngày, tăng cường sức đề kháng cho gà, bằng bổ sung chất điện giải và các loại thuốc bổ...

Nguồn: nongnghiep.vn/nguoi-co-nhieu-kinh-nghiem-nuoi-ga-lai-3-mau-theo-vietgap-post228253.html