1. Tính đồng thuận là gì?
Tình đồng thuận - biểu đạt sự tồn tại ở cấp độ cao hơn của quan hệ hợp tác, cộng tác, cùng làm việc trong nội bộ giáo viên và giữa giáo viên với người hiệu trưởng.
Tình đồng thuận được đặc trưng bởi sự tôn trọng lẫn nhau, bởi sự chia sẻ các giá trị công việc, bởi sự hợp
tác và giao tiếp trò chuyện chuyên biệt, cụ thể về việc dạy học. Khi tình đồng nghiệp phát triển cao, văn hoá không chính thức liên kết với các chuẩn mực xã hội sẽ nổi trội trong nhà trường. Nhưng các chuẩn mực này có thể có và cũng có thể không liên kết với mục đích mục tiêu của nhà trường.
Đôi khi các chuẩn mực này đóng góp vào (và ở lúc khác chúng ngăn cản) những cam kết mạnh cũng như thành tựu cao khác thường. Còn nếu tình đồng thuận cao, văn hoá chuyên môn được hình thành và bền vững nhờ vào các giá trị công việc được chia sẻ sẽ nổi trội trong nhà trường. Những chuẩn mực của văn hoá đó gắn kết với mục đích mục tiêu của nhà trường, đóng góp bền vững vào các cam kết ngày một tăng lên và khiến thành tựu của nhà trường đạt được mức cao phi thường.

2. Những đặc trưng cơ bản của các mô hình đồng thuận
Các mô hình đồng thuận bao gồm những lý thuyết nhấn mạnh đến việc chia sẻ quyền lực và việc ra quyết định cho một số hoặc tất cả các thành viên trong một tổ chức. Các cách tiếp cận này bao gồm một phổ rộng từ tính đồng thuận “hạn chế” - khi người lãnh đạo chia sẻ quyền lực với một số hạn chế các đồng nghiệp cao cấp - đến tính
đồng thuận “thuần tuý”, khi tất cả mọi thành viên có tiếng nói bình đẳng trong việc quyết định chính sách.
Định nghĩa dưới đây sẽ bao hàm gần đầy đủ đặc trưng cơ bản của các quan điểm nói trên: “Mô hình đồng thuận giả định rằng các tổ chức xác định chính sách, ra quyết định thông qua quá trình thảo luận để di đến nhất trí. Quyền lực được chia sẻ trong một số hay tất cả các thành viên, những người được xem là có sự hiểu biết tương hỗ về các mục tiêu của thiết chế”.
Mô hình đồng thuận có tính định chuẩn mạnh mẽ trong việc định hướng, mô hình đồng thuận phản ánh một quan điểm có tính nguyên tắc, đó là quản lý phải dựa trên sự thoả thuận, đồng thuận. Những người biện hộ cho các mô hình đồng thuận tin chắc rằng việc ra quyết định phải dựa trên các nguyên tắc dân chủ nhưng không nhất thiết đòi
hỏi những nguyên tắc này phải thực sự xác định bản chất của quản lý xét trên phương diện hành động. Đó là mô hình lý tưởng hơn là mô hình được xây dưng vững chắc cho hoạt động thực tiễn.
Các mô hình đồng thuận dường như chỉ thích hợp riêng với các tổ chức như trường phổ thông, trường đại học có số lượng đủ lớn các nhà chuyên môn. Giáo viên - giảng viên có những quyền hạn xuất phát trực tiếp từ tri thức và kỹ năng của họ. Họ có quyền hạn của sự thành thạo trái ngược với quyền hạn có từ địa vị vốn liên quan đến các
mô hình chính quy. Quyền hạn chuyên môn xuất hiện ở nơi mà quyết định được lấy trên cơ sở cá nhân thay vì được tiêu chuẩn hoá.
Giáo dục đòi hỏi tất yếu phải có cách tiếp cận chuyên môn vì học sinh, sinh viên cần có sự quan tâm đến cá nhân các em. Giáo viên - giảng viên đòi hỏi phải có một mức độ, biện pháp tự trị trong lớp học nhưng họ cũng cần đến sự cộng tác, hợp tác vì phải đảm bảo cách tiếp cận thống nhất, gắn kết đối với việc dạy và học.
Các mô hình đồng thuận giả định rằng các nhà chuyên môn cũng có quyền chia sẻ trong những quá trình ra quyết định rộng hơn. Một đòi hỏi vốn có trong tính chuyên môn là sự tự quyết định trong các nhiệm vụ thuộc các chức năng chuyên môn được mở rộng vượt ra ngoài phạm vi của sự thành thạo nghề nghiệp đơn thuần trong phạm vi hẹp của nghề nghiệp sang đến lĩnh vực kế hoạch chung của tổ chức và việc thực hiện kế hoạch đó.
Sự mở rộng của đạo đức chuyên môn chủ đạo đến vấn đề quản lý một tổ chức rộng lớn dẫn đến quyền về sự bình đẳng vị thế phải được tôn trọng và tham vấn.
Các mô hình đồng thuận giả định về một tập hợp chung các giá trị được các thành viên của tổ chức tuân thủ, chấp nhận. Những giá trị này có thể nảy sinh trong quá trình xã hội hoá diễn ra trong thời gian đào tạo và trong những năm đầu của thực tiễn hành nghề chuyên môn.
Những giá trị chung này hướng dẫn, dẫn đường cho các hoạt động quản lý của tổ chức và nói riêng, chúng được xem là sẽ dẫn tới các mục tiêu giáo dục được chia sẻ.
Các giá trị chung của các nhà chuyên môn tạo nên một bộ phận của những biện giải, minh chứng đối với giả định có tính lạc quan rằng luôn luôn có thể đạt được sự thoả thuận/đồng thuận về các mục tiêu và các chính sách.
Quy mô của các nhóm ra quyết định là là một yếu tố quan trọng trong quản lý đồng thuận. Chúng phải đủ nhỏ để cho mọi thành viên đều có thể được nghe, được nói. Điều này có nghĩa là tính đồng thuận sẽ phát huy tác dụng tốt hơn ở các trường tiểu học, ở các tổ bộ môn của các trường trung học và đại học. Cuộc họp toàn thể giáo viên có
thể tiến hành theo tính đồng thuận ở các trường có quy mô nhỏ, còn ở các trường quy mô lớn, các cuộc họp như vậy chỉ có ý nghĩa trao đổi thông tin.
Mô hình đồng thuận đề cập đến vấn đề này của thang bậc, phạm vi, quy mô bằng cách dựng lên giả định rằng các thành viên có sự đại diện chính quy bên trong những thực thể ra quyết định. Những lĩnh vực có ý nghĩa của chính sách được quyết định bên trong một hệ thống uỷ ban chính thức hơn là đặc quyền của những người lãnh đạo
đơn lẻ.
Yếu tố dân chủ của sự đại diện chính quy dựa trên sự ủng hộ, sự trung thành mà người tham gia quá trình quyết định phải thể hiện đối với những người đã cử họ làm đại diện. Một giáo viên đại diện cho bộ môn của mình trong một uỷ ban phải có trách nhiệm, nghĩa vụ trước đồng nghiệp của mình - những người hoàn toàn có quyền lựa chọn, chỉ định người khác làm đại diện cho họ nếu họ cảm thấy không hài lòng về cách thức mà người đại diện đã hành xử.
Sự tham vấn không chính quy với đội ngũ giáo viên không tạo thành tính đồng thuận. Khi người hiệu trưởng tìm kiếm những lời khuyên, tham khảo ý kiến của các giáo viên trước khi ra quyết định chỉ là quá trình tham vấn trong khi bản chất của tính đồng thuận là sự tham gia vào quá trình ra quyết định.
Mô hình đồng thuận giả định rằng các quyết định đạt được bằng con đường nhất trí hơn là chia rẽ, xung đột. Niềm tin về những giá trị chung, về các mục tiêu được chia sẻ sẽ dẫn đến quan điểm cho rằng cả hai yếu tố đó đều đáng mong muốn và đều có khả năng đối với việc giải quyết vấn đề bằng cách thoả thuận, đồng thuận.
Tất nhiên cũng có
những khác biệt ý kiến, quan điểm nhưng chúng có thể khắc phục được bằng việc tăng cường thảo luận. Như vậy quá trình ra quyết định có thể bị kéo dài đôi chút do phải kiếm tìm sự nhân nhượng nhưng nó là cái giá xứng đáng phải trả cho việc duy trì không khí đặc biệt của những niềm tin và giá trị được chia sẻ.
Vấn đề ra quyết định có tính nhất trí một phần sẽ phải dựa trên phương diện đạo đức của tính đồng thuận. Việc lôi cuốn các thành viên tham gia vào quá trình ra quyết định có ảnh hưởng tới đời sống chuyên môn của họ là hoàn toàn thích hợp. Còn việc áp đặt quyết định lên các thành viên bị coi là “bất hảo” xét về phương diện đạo đức và đi ngược lại quan điểm về sự nhất trí, đồng thuận.
Xem thêm:
+ Mục tiêu và cấu trúc tổ chức của mô hình đồng thuận
+ Giới thiệu về các mô hình quản lý giáo dục hiện nay
+ https://plus.google.com/u/0/11827801...ts/ZvGmCAKwV2o