Có rất nhiều băn khoăn đối với những người làm cha mẹ về việc “nên hay không cho con sử dụng máy tính bảng, điện thoại thông minh, xem tivi,… “ hay “thời gian sử dụng như thế nào là hợp lý”. Bỏ qua việc “hoàn toàn không cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử sớm, có lẽ chúng ta nên tự xây dựng nên một “Bộ nguyên tắc Media” thiết lập trong toàn hệ thống gia đình nhỏ bé của mình, buộc tất cả các thành viên từ bố mẹ đến con cái phải tuân theo một cách quy củ nhất. Điều này không chỉ phát huy lợi thế thiết thực của những thiết bị điện tử thông minh mà còn mang lại cho gia đình mình ý thức kỷ luật và sử dụng những công cụ hữu dụng trong tay một cách hợp lý nhất.

1. Về cách tạo dựng môi trường


Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc thiết kế một chiếc tủ để tivi mà có một cánh cửa chưa ? Tại sao lại không nhỉ khi tivi cũng vốn không phải thứ đồ trang trí tại phòng khách nhà bạn. Điều này tuy nhỏ nhặt mà vô cùng có ý nghĩa.

Chẳng phải mỗi đứa trẻ đều được dạy khi muốn mở cửa để vào một nơi nào đó đều phải gõ cửa, hay bấm chuông sao ? Việc tạo một cánh cửa trên kệ để tivi sẽ giúp bé hiểu rằng muốn “bước vào” đó cũng phải có phép tắc. Điều này sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi nói với con rằng “Con hãy xin phép bố mẹ khi muốn xem tivi nhé”.

Đối với những băng đĩa trò chơi, hoạt hình, bạn có thể khéo léo để chúng dưới một chồng sách tập tô màu, truyện tranh cổ tích, bảng học chữ số,… Lúc đó, thay vì những trò chơi kia, bé sẽ bị cám dỗ bởi những quyển truyện tranh đầy màu sắc như đang mời gọi “Đừng hất tớ ra, hãy chơi với tớ nhé!”

Hãy tự đặt ra “giờ giới nghiêm” khi sử dụng các thiết bị điện tử trong nhà bạn. Nếu bạn cũng gặp khó khăn trong việc “phải cố xem nốt một tí”, hãy đảm bảo cho việc tuân thủ quy định của gia đình mình bằng cách cài chế độ hẹn giờ tắt cho các thiết bị.

Lưu ý: Căn phòng của bạn vẫn sẽ luôn gọn gàng ngay cả khi những cuốn sách nằm trên ghế hay ở chân bàn (đương nhiên là tùy từng thái độ của người đặt chúng tại vị trí đó)

2. Tạo dựng thói quen trong hành động.

Hãy chọn ra một vài điều mà bạn cảm thấy hữu ích nhất. Giả dụ ở đây, chúng tôi đưa ra cho bạn 1 gợi ý hay, đó là đọc sách.

Dành ra 1 khoảng thời gian để cả gia đình kết nối với nhau khi đọc sách. Có thể không quá thường xuyên, thậm chí chỉ cần dành ra 1 khoảng thời gian vừa đủ trong ngày cuối tuần. Hãy đảm bảo rằng khoảng thời gian đó đủ lâu để tất cả mọi thành viên trong gia đình bạn có thể đọc, có thể suy ngẫm, và kể lại cho những thành viên khác về những gì mình vừa đọc được.
=> chúng tôi cung cấp: giá đựng đồ chơi, chắn cầu thang , bóng nhựa giá rẻ
Khuyến khích con đọc sách và dành tặng bé những cuốn sách hay vào nhân dịp đặc biệt như sinh nhật, Tết thiếu nhi,… để bé luôn coi sách như một thứ mà mình luôn mong chờ.

Đừng lo lắng rằng bé sẽ bị nhàm chán với sách. Thị trường sách phong phú với muôn hình vạn trạng những loại sách hiện nay sẽ giúp bạn làm giàu thêm kho sách của gia đình mình. Đặc biệt, nếu bạn chưa biết đến Sách vải (Quite Book) cho bé thì quả là một thiếu sót đấy!

3. Tạo thói quen “Tổng kết thời gian trong ngày”

Media Diet

Bạn đã tiếp xúc với màn hình bao nhiêu lâu trong ngày hôm nay? Trong thời gian đó bạn làm được những gì ? Hãy cố gắng nhớ lại rằng mình đã sử dụng chúng để làm bao nhiêu việc có lợi, và bao nhiêu điều vô bổ ? Tự xem xét và nhìn ra “lỗi lầm” của mình là một cách giúp bạn không lặp lại nó lần sau.

4. Tập “Cân bằng”

Đương nhiên sẽ có những ngày gia đình bạn kéo dài thời gian xem tivi vì một bộ phim điện ảnh hấp dẫn chiếu liền 2 giờ đồng hồ, rồi lại đến chương trình ca nhạc thiếu nhi mà những đứa trẻ nhà bạn không thể bỏ qua. Hãy cứ tận hưởng chúng một cách thoải mái nhất.